Đuổi theo giá đô la...

Mua bán USD sôi động trên thị trường chợ đen (ảnh chụp tại đường Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội) Ảnh: Hồng Vĩnh
Mua bán USD sôi động trên thị trường chợ đen (ảnh chụp tại đường Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội) Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Hôm qua 3-11, thêm một ngày vàng và đô la Mỹ sống trong cơn bão giá. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là thời điểm Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm có biện pháp chấm dứt tình trạng USD sốt giá do tin đồn và tâm lý.
Mua bán USD sôi động trên thị trường chợ đen (ảnh chụp tại đường Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội) Ảnh: Hồng Vĩnh
Mua bán USD sôi động trên thị trường chợ đen.
(Ảnh chụp tại đường Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Một ngày sôi động

Sáng 3-11, thị trường đón thông tin giá USD tự do hạ khoảng 300 đồng, mua vào – bán ra ở mức 20. 600- 20.730 đồng/USD. Nhưng mức giá này không trụ được lâu bởi đến chiều cùng ngày, tại các điểm thu đổi ngoại tệ phố Hà Trung (Hà Nội), giá USD đồng loạt lên 20.900- 21.000 đồng/USD.

Tại một cửa hiệu vốn được xem là nhộn nhịp nhất phố Hà Trung, trong vai khách mua USD, chúng tôi có mặt tại phía trong căn nhà. Có khoảng hơn 10 người khách. Một vị khách nói: “Không ngờ giá USD lên nhanh thế. Chỉ vì cố chờ thêm một tuần cho đến hạn rút tiết kiệm mà nay, phải chi thêm gần 3 triệu đồng để mua 3.000 USD”. Hỏi lý do vì sao lại mua USD, người này bảo thấy lạm phát tăng, sợ tiền mất giá. Nhân viên bán hàng cho biết: “Từ sáng đến giờ chúng tôi toàn phải mua đuổi, bán đuổi”.

Cùng ngày, thị trường cũng ghi nhận sự biến động của vàng. Trên bảng niêm yết, giá vàng tại SJC tại Hà Nội mua vào 33,78 triệu đồng/lượng, bán ra 33,85 triệu đồng/lượng; vàng Rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 33,75 triệu đồng/lượng, bán ra 33,85 triệu đồng/lượng- thêm 200 ngàn đồng so với chiều hôm trước.

Một đại diện SJC Hà Nội cho hay: “Vàng đã có một ngày bán-mua khá sôi động và cân bằng nhau. Nếu như lượng người bán nhiều vào buổi sáng, thì sang chiều đa phần lại là khách mua vào. Thậm chí có hiện tượng, nhiều người dân rút tiền gửi ở ngân hàng ra mua vàng”.

Vì sao giá đô la bất ngờ nhảy lên 21.000 đồng/USD chỉ trong vòng 24 giờ? Một người trong giới đầu tư từng có thâm niên nhận định: “Thị trường đang chạy theo tin đồn tỷ giá sẽ điều chỉnh. Người dân với tâm lý e sợ tiền mất giá nên rút tiền đồng để chuyển sang đô la”- Vậy nguồn cung ở đâu, ai bán? Theo anh này, nguồn cung USD cho người dân mua lẻ đa phần đến từ giới đầu cơ. Các lô lớn đã được mua từ vài tháng trước đó.

Với việc đồn thổi thông tin, giá đô la chợ đen tăng vọt. Giới này sẽ chọn thời điểm cao nhất để bán ra (mức giá 21.000 đồng được cho là đã lên đến đỉnh điểm). Diễn biến thường lệ, đợi khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước can thiệp hay điều chỉnh, giá dịu xuống lúc đó giới này sẽ ôm trở lại.

Theo một phó giám đốc sàn vàng trước đây, mấy hôm nay giới kinh doanh nhỏ lẻ cũng phát sốt vì nhiễu thông tin. “Tin đồn tỷ giá điều chỉnh, thậm chí tới 10% khiến không ai dám ôm. Vì hiệu ứng sau điều chỉnh, thường tỷ giá chợ đen chững lại”- người này nói.

Làm sao hạ sốt?

Trao đổi với Tiền Phong, TS Trần Hoàng Ngân, Trưởng Khoa Ngân hàng, ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng, hiện tượng giá vàng, đô tăng do tâm lý. Thực tế thị trường ngoại tệ Việt Nam không thiếu nguồn cung, mà bị sốt do cầu ảo. Bản thân người dân cũng chưa có nhu cầu, nhưng do tâm lý bị tác động trước nhiều thông tin, nên vội đi mua đô la. Điều này đã tạo cơ hội cho giới đầu cơ.

Theo ông Ngân, trong ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương phải tính đến điều chỉnh tỷ giá một chút - khoảng 2% là hợp lý (từ đầu năm đến nay đã điều chỉnh lên 5%). Bên cạnh, phải có một giải pháp kép can thiệp vào thị trường thông qua việc tạo một lượng cung USD vừa đủ.

Lượng USD này hiện đang nằm trong các doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế nhà nước. Nếu cần phải cho kết hối ngoại tệ. Ngoài ra, cần có sự kết hợp giữa Ngân hàng với Bộ Công Thương, Tài chính và Công an. Còn ngay lúc này. Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp giải quyết đủ mạnh để dập cơn sốt ảo.

Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia - Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên có biện pháp tăng thêm nguồn cung hoặc điều chỉnh tỷ giá. Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, để giải bài toán căng thẳng về cung ngoại tệ, về lâu dài phải giải quyết vấn đề nhập siêu. Ngoài việc hạ dần chỉ tiêu nhập siêu (hiện là 20%) so với kim nghạch xuất nhập khẩu, còn phải xác định hy sinh bớt mục tiêu tăng trưởng thông qua giảm đầu tư công.

MỚI - NÓNG
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
Lý do Thanh Thủy mặc áo dài khi trở về Việt Nam
TPO - Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước nhà với tà áo dài đầy thướt tha. Hoa hậu chọn cho mình mẫu áo dài hồng nhạt đồng nhất với màu ngọc trai trên vương miện. Đây cũng là dịp để Hoa hậu Quốc tế 2024 quảng bá vẻ đẹp của người con gái Việt trong tà áo dài với khán giả trong nước và quốc tế.