Vinashin chưa tuột khỏi tay chúng ta

Các tàu hàng vào sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu của Vinashin. Ảnh: P.Sưởng
Các tàu hàng vào sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu của Vinashin. Ảnh: P.Sưởng
TP - “Hiện nay tình hình của Tập đoàn Vinashin vẫn trong tầm kiểm soát và khả năng giải quyết. Vinashin chưa tuột khỏi tay chúng ta”- Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định điều này tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 4- 8.

>> Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin

>> Vinashin: Hải trình đứt gãy

>> Đại tu con tàu vỡ

Các tàu hàng vào sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu của Vinashin. Ảnh: P.Sưởng
Các tàu hàng vào sửa chữa tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu của
Vinashin. Ảnh: P.Sưởng.


Tái cơ cấu: Không duy ý chí

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Chính phủ đã thấy những yếu kém, khó khăn của Vinashin mà nguyên nhân chủ yếu là từ phía tập đoàn. Đó là nguyên nhân từ bên trong, từ quản lý. Vinashin đã mở ra quá rộng, đi mua tàu nhưng mua sai, mua phải tàu cũ. Nếu được quản trị tốt, lãnh đạo, điều hành tốt và công tác quản lý nhà nước tốt hơn thì khó khăn của tập đoàn sẽ không lớn đến mức bên bờ vực phá sản.

Phó Thủ tướng cho rằng, mặc dù khó khăn nhưng chúng ta phải quyết tâm xây dựng ngành cơ khí đóng tàu của đất nước. Đây là quyết tâm của Đảng, Nhà nước. Do “Vinashin chưa tuột khỏi tay” nên Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định, nếu cho phá sản tập đoàn này thì sau cũng phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thủy mới.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (Ngồi giữa)
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (Ngồi giữa).

Cần tạo được sự đồng thuận trong Đảng, Chính phủ và trong toàn dân về việc tái cơ cấu Vinashin. Chính phủ nhấn mạnh đến yếu tố này bởi “nếu có chuyện mà trong nhà rối lên sẽ không có cách gì cứu vãn nổi. Mà không cứu vãn nổi thì sụp đổ. 104 nghìn tỷ đồng tài sản nếu cơ cấu lại, đưa vào hoạt động được thì sẽ tiếp tục phát triển ngành tàu thủy. Nếu cho phá sản đi thì những nhà máy, dự án hiện có sẽ trở thành đống sắt vụn”- Phó Thủ tướng nói.

“Tái cơ cấu Vinashin có khả thi không hay là duy ý chí?”. Tự đặt cho mình câu hỏi này và Phó Thủ tướng trả lời: “Tái cơ cấu là có cơ sở, có căn cứ và chúng ta có thể làm được”. Đó là, Vinashin phải xác định lại chiến lược phát triển, thu hẹp ngành kinh doanh. Ngành chính của “Vinashin mới” là đóng tàu, sửa chữa tàu và công nghiệp phụ trợ đóng tàu. Vinashin không làm vận tải biển nữa.

Trước mắt Vinashin chỉ tập trung vào 13 dự án đóng tàu. Một Vinashin mới không còn đa ngành, đa dịch vụ. Những công ty con mà Vinashin đã góp vốn thì sẽ được bán, chuyển nhượng, cổ phần hóa để thu lại vốn trả nợ và đầu tư vào ngành chính.

Xứ lý nghiêm sai phạm

Phó Thủ tướng cho rằng, về nợ nần là phải sòng phẳng. Sau tái cơ cấu thì Vinashin có tiền để trả nợ. Nhà nước sẽ cấp đủ vốn điều lệ cho Vinashin hoạt động.

Về xử lý sai phạm, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, cơ quan nhà nước tham mưu chưa tốt thì cần đánh giá lại mô hình thí điểm. Nhận thấy những tồn tại để từ đó tham mưu trình Quốc hội, Chính phủ sửa. “Những cá nhân có sai phạm, làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng thì cần phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Nếu làm tốt điều này sẽ tạo được lòng tin trong nhân dân”- Ông Hùng nói.

"Ông Phạm Thanh Bình là người đứng đầu, vừa là Chủ tịch HĐQT vừa làm tổng giám đốc tập đoàn trong một thời gian dài, nên có trách nhiệm trực tiếp. Những sai phạm của ông Bình sẽ được xử lý nghiêm minh trước pháp luật" - Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc có chậm trễ trong việc tái cơ cấu Vinashin hay không? Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, việc xử lý đã có quá trình từ trước. Công tác thanh tra, kiểm tra có làm nhưng không kiểm soát và phát hiện được kịp thời sai phạm để ngăn chặn.

Ví như việc mua tàu, kế hoạch trong tuần này thì tuần sau đã mua. Cơ quan thanh tra mấy tháng sau mới vào thì tàu đã mua rồi. Yếu kém ở đây là việc kiểm soát và ngăn chặn được từ trước. Điều này bắt nguồn từ cơ chế, giao quyền chủ động cho bên dưới nhưng thiếu kiểm tra, giám sát.

Phó Thủ tướng cho rằng, bản thân Vinashin phải lo trả nợ. Nếu thấy cần Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay. Tuy nhiên, điều này cần tính toán thận trọng và khi Vinashin cân đối được thì phải trả lại khoản nợ này. Chứ “không có chuyện Chính phủ cấp vốn cho Vinashin để trả nợ”- Phó Thủ tướng nói.

MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.