Hy vọng cho người không có 'con giống'

Hy vọng mở ra với đàn ông hiếm muộn (ảnh minh họa)
Hy vọng mở ra với đàn ông hiếm muộn (ảnh minh họa)
TP - “Vô sinh nam chiếm tỷ lệ 45-50% trong vô sinh và không tinh trùng là nguyên nhân quan trọng”, Tiến sĩ-bác sỹ Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học&Hiếm muộn Hà Nội, nói. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể có con bằng tinh trùng của mình nhờ tiến bộ mới của y học.
Hy vọng mở ra với đàn ông hiếm muộn (ảnh minh họa)
Hy vọng mở ra với đàn ông hiếm muộn (ảnh minh họa).

Không tinh trùng (azoospermia) là hiện tượng nam giới xuất tinh nhưng trong tinh dịch không có tinh trùng. “Bệnh này dễ chẩn đoán, nhưng điều trị lại rất khó khăn. Song, nhờ tiến bộ điều trị, đặc biệt là hỗ trợ sinh sản (ARTs), 75-80% nam giới được chẩn đoán không tinh trùng trong tinh dịch vẫn có con bằng tinh trùng của mình”, TS Vệ cho hay.

Nguyên nhân của không tinh trùng là vô cùng phức tạp nhưng, tựu trung, có hai loại: Không tinh trùng do bít tắc đường dẫn tinh (mào tinh hoặc ống dẫn tinh) và không tinh trùng do vấn đề của sinh tinh.

Với nguyên nhân sản xuất tinh trùng, có nhiều lý do như đôi khi tinh hoàn không có khả năng sản xuất tinh trùng, hoặc rối loạn hoạt động của trục đồi thị - tuyến yên - tinh hoàn. Có thể do rối loạn nội tiết tố sinh dục (thiếu nội tiết, rối loạn sản xuất, mất cân bằng của quá trình sản xuất, hoặc chuyển hóa hormone sinh dục). Cũng có thể do tinh hoàn ẩn, đặc biệt nằm trong ổ bụng, nếu không được phẫu thuật trước 24 tháng, hoặc phẫu thuật không tốt làm thương tổn động mạch, ống dẫn tinh, gây teo tinh hoàn, hay tắc ống dẫn tinh.

Cũng có thể thương tổn hệ thống mạch máu bởi chấn thương, trong đó giãn tĩnh mạch tinh, làm thương tổn quá trình sinh tinh, thậm chí không tinh trùng. Và các nguyên nhân khác có thể kể đến như do hội chứng Klinefelter’s Syndrome (XXY), XO, XX..; do đường dẫn như thắt ống dẫn tinh triệt sản, viêm tắc ống dẫn tinh - mào tinh bởi di chứng của bệnh lây qua đường sinh dục (lậu, chlamiadia); lao mào tinh; do không ống dẫn tinh bẩm sinh CBAV; v.v.

Điều trị không tinh trùng

TS Lê Vương Văn Vệ từng khám, điều trị cho hàng trăm nam giới mắc bệnh không tinh trùng: “Triệu chứng của không tinh trùng rất khó xác định nếu không làm xét nghiệm, phân tích tinh dịch. Trên lâm sàng, chúng tôi gặp nhiều nam giới hình thức ưa nhìn, khoẻ mạnh, sinh hoạt tình dục tốt, trí tuệ phát triển, nhưng tinh dịch lại không có tinh trùng. Và chỉ có phân tích tinh dịch mới xác định là Azoo hay không”.

Có nhiều cách điều trị không tinh trùng như phẫu thuật nối ống dẫn tinh - ống dẫn tinh, nối ống dẫn tinh - mào tinh, hoặc điều trị rối loạn sản xuất và chuyển hóa hormone sinh dục.

Ngày nay, nhờ tiến bộ của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là ICSI, chỉ cần một tinh trùng tốt cho một noãn là đủ. Người ta lấy tinh trùng từ mào tinh, hay từ tinh hoàn bằng kỹ thuật vi phẫu, hoặc lấy tinh trùng bằng kỹ thuật chọc hút mào tinh qua da, và có thể lấy tinh trùng từ nhu mô tinh. Nam giới không tinh trùng, tuỳ từng trường hợp, có thể lựa chọn phẫu thuật (do tắc đường dẫn tinh) hay thụ tinh ống nghiệm (IVF/ ICSI), hoặc thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.