Lời khuyên của chuyên gia trước ngày thi tốt nghiệp - phần 2

Lời khuyên của chuyên gia trước ngày thi tốt nghiệp - phần 2
TP - "Thời điểm này, các trường cho học sinh ôn tập hầu hết đề chuẩn của môn Toán. Nhưng đề thi THPT chắc chắn năm nay sẽ không khó nữa. Vì thế, các em nên xem lại các bài căn bản" - Thầy Phạm Hồng Hải - GV môn Toán trường THPT Bùi Thị Xuân, Hà Nội, khuyên.

>> Lời khuyên của chuyên gia - Phần 1

Đến thời điểm này, các trường đã cho học sinh ôn tập hầu hết đề chuẩn của môn Toán. Nhưng đề thi THPT chắc chắn năm nay sẽ không khó nữa. Vì thế, các em không nên ôn những câu quá rắc rối của phần ôn thi đại học mà nên xem lại các bài căn bản.

Cấu trúc đề thi Toán luôn có các câu cố định. Ở phần bắt buộc, đầu tiên là khảo sát hàm số (3 điểm). Phần này dễ lấy điểm nhất nhưng muốn vậy, các em phải làm thật cẩn thận.

Kinh nghiệm cho thấy các em thường mắc các lỗi như vẽ hình bằng bút chì (bắt buộc phải vẽ hình bằng bút mực), trình bày các bước không đầy đủ, viết tắt… Học sinh trung bình phải hết sức để ý phần này để lấy trọn điểm.

Tiếp theo là 3 câu nhỏ (3 điểm). Ở phần này, các em cần hệ thống lại kiến thức về phương trình, bất phương trình logarit, nguyên hàm, tích phân, đạo hàm. Phải rất cẩn thận về điều kiện, nhất là mũ logarit, công thức logarit.

Trước kia đây là chương trình của lớp 11 nhưng ba năm nay được chuyển lên chương trình lớp 12 nên trở thành phần quan trọng của cấu trúc thi tốt nghiệp. Các em thường mắc lỗi ở phần logarit này nếu không nắm cho kỹ công thức.

Phần Hình học không gian (1 điểm), các em nên xem lại về thể tích các khối chóp, lăng trụ, cầu… Để ý nắm vững định nghĩa hình kẻo lẫn lộn. Ví dụ học sinh có thể sẽ lẫn lộn giữa hai khái niệm “hình chóp đều” và “hình chóp có đáy là tam giác đều” mà đề thi đưa ra.

Ở phần bắt buộc, năm nay thí sinh chỉ chọn duy nhất một phần để làm. Cấu trúc phần này có hai câu là Hình học giải tích không gian (2 điểm) và Số phức (1 điểm).

Khi vào thi, các em nên bỏ ra từ 10- 15 phút đọc thuộc đề bài. Sau đó, hãy chọn câu nào sở trường để làm trước. Trong quá trình làm, nếu có ý nào về các câu khác xuất hiện thì viết vào nháp để quay lại làm sau. Bỏ thời gian đọc thuộc, kỹ đề thi vì để tránh nhầm lẫn.

Ở đợt thi thử vừa rồi, đa số các em học sinh bị lẫn lộn giữa khái niệm “góc cạnh bên và cạnh đáy”, “góc cạnh bên và mặt đáy”, “góc mặt bên và mặt đáy”. Riêng ở trường THPT Bùi Thị Xuân, phải ít nhất 5 em/lớp mắc lỗi về nhầm lẫn này.

Vì năm nay thi các môn Sử, Địa nên nhiều trường ráo riết dò bài cho học sinh, dẫn đến nhiều em quên công thức môn Toán. Bởi thế, trong những ngày cuối cùng này, các em nên xem lại công thức cho kỹ một lượt để nắm vững, tự tin khi làm bài.

Còn nữa

MỚI - NÓNG