> Di dời các trường ra ngoại thành: Đi cũng dở, ở không xong
Theo đó, 12 trường ĐH, CĐ dự kiến di dời là ĐH Công đoàn ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp (cùng tới huyện Sóc Sơn), ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội (cùng tới khu Hòa Lạc), ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Y tế công cộng, CĐ Y tế Hà Nội (cùng tới huyện Phú Xuyên), ĐH Văn hóa Hà Nội (tới Sơn Tây), Viện ĐH Mở Hà Nội (tới Xuân Mai), CĐ Công nghệ cao Hà Nội (tới huyện Gia Lâm).
11 trường dự kiến phải cải tạo là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, ĐH Thủy lợi, Học viện Âm nhạc quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, CĐ Nghệ thuật Hà Nội.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cũng thông báo về tiêu chí xét di dời như sau:
- Vị trí trường: Các trường nằm ở vị trí có tuyến giao thông quan trọng chạy qua, khu vực sản xuất ô nhiễm, nằm ở các vị trí phát triển chiến lược của đô thị, cần chuyển đổi...
- Môi trường: Tốc độ phát triển quy mô đào tạo nhanh, nhưng điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, đã hình thành các dịch vụ như cho thuê nhà, dịch vụ hỗ trợ học tập, thông tin bưu điện...
- Quy mô đất đai: Diện tích đất đai xây dựng và nhu cầu phát triển của trường; điều kiện hiện có và khả năng đáp ứng...
- Lịch sử phát triển: Thời gian hình thành, phát triển trường và vai trò của trường đối với không gian, đô thị...
- Ngành nghề và lĩnh vực đào tạo: Ngành nghề đào tạo luôn thay đổi và phát triển theo xã hội, nhiều ngành nghề mới được hình thành.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội dự tính, với việc di dời các trường, sẽ giảm số lượng sinh viên ở nội thành xuống còn 200 nghìn người.
Vẫn còn có giảng viên ngại đi xa |