Bức xạ vũ trụ khiến tàu thám hiểm sao Hỏa rơi

Tàu vũ trụ Phobos-Grunt Ảnh: Ria-Novosti
Tàu vũ trụ Phobos-Grunt Ảnh: Ria-Novosti
TP - Ngày 31-1, Tổng giám đốc cơ quan vũ trụ liên bang Nga Vladimir Popovkin cho hay, tàu thám hiểm vũ trụ của Nga Phobos-Grunt rơi vừa qua là do các tia bức xạ vũ trụ làm hỏng hệ thống máy tính điều khiển đặt trên tàu.

> Nga xây dựng trung tâm không gian mới

Tàu vũ trụ Phobos-Grunt Ảnh: Ria-Novosti
Tàu vũ trụ Phobos-Grunt.  Ảnh: Ria-Novosti.

Ông Popovkin nói rằng, kết quả điều tra cho thấy, dưới tác động của tia bức xạ vũ trụ cường độ mạnh, hai máy tính điện tử tự khởi động lại cùng lúc, sau đó tự chuyển sang chế độ chờ.

Tuy nhiên, có một giả thuyết rằng hai máy tính này hoạt động không theo cài đặt ban đầu là do trục trặc của vi mạch điện tử nước ngoài mà các nhà chế tạo con tàu mua để lắp cho máy tính.

Ông Popovkin nói rằng, việc nhập khẩu linh kiện điện tử dẫn đến trục trặc của các con tàu vũ trụ không chỉ xảy ra ở Nga mà cả với Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ từng bày tỏ lo ngại đối với một số linh kiện điện tử nhập khẩu bất hợp pháp vào Mỹ để lắp cho các con tàu vũ trụ vốn đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối.

Ủy ban điều tra về nguyên nhân vụ Phobos-Grunt đã loại trừ các yếu tố thù địch từ nước ngoài khiến con tàu rơi.

Phobos-Grunt được phóng lên không gian hôm 9-11- 2011, nhưng do trục trặc động cơ nên rơi trở lại Trái Đất hôm 15-1.

Trước đó, ông Popovkin cho rằng có thể thế lực nào đó ở phía tây bán cầu bắn hạ con tàu. Kể từ năm 1960, Nga đã 17 lần thất bại trong việc phóng vệ tinh lên nghiên cứu Sao Hỏa. Nga từng mất tàu thám hiểm Sao Hỏa Mars-96 hồi năm 1996.

Đ.P
Theo Ria-Novosti

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhạc, phim mùa giáng sinh: 'Món' cũ vẫn đắt hàng
Nhạc, phim mùa giáng sinh: 'Món' cũ vẫn đắt hàng
TP - Mùa giáng sinh rộn ràng khắp phố phường với những cây thông được trang hoàng rực rỡ, tuy nhìn vào “thực đơn” món ăn tinh thần vẫn loanh quanh những sản phẩm nhuốm màu năm tháng. Từ phim ảnh đến âm nhạc đều mang màu sắc hoài niệm.