Tuy nhiên ông Cường cũng cho rằng báo chí vừa rồi đã “viết không đúng” và việc này (tức đơn thư tố cáo ông và những bài báo đã đăng ) là có ý đồ (?). Ông Cường nói: “Đơn thư tố cáo ông Cường có dấu hiệu móc ngoặc với một số doanh nghiệp được duyệt dự trù cao tiền chất PSE gần đây là sự “vu khống”.
Về câu hỏi vì sao lại cho phép một số doanh nghiệp đóng gói quy cách lớn thậm chí đến 1.000 viên/lọ, có thể bị tội phạm lợi dụng thu gom chiết xuất ma tuý, ông Cường cho hay, việc làm này là không sai so với quy định.
Quá trình cấp số đăng ký phải qua các khâu, trong đó khâu duyệt cuối cùng là một thứ trưởng Bộ Y tế kiêm chủ tịch hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế- tức Thứ trưởng Cao Minh Quang. Nếu tội phạm lợi dụng thì không cứ là quy cách đóng gói lớn thì mới bị lạm dụng.
Quá trình cấp số đăng ký phải qua các khâu, trong đó khâu duyệt cuối cùng là một thứ trưởng Bộ Y tế kiêm chủ tịch hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế- tức Thứ trưởng Cao Minh Quang. |
Cũng ông Cường cho biết, mặc dù việc duyệt dự trù nguyên liệu thời gian gần đây (từ gần 20 tấn năm 2010 lên thành 24 tấn chỉ 6 tháng đầu năm 2011-PV), là chuyện bình thường, không có gì đột biến cả. Công tác quản lý nguyên liệu tiền chất PSE và thuốc thành phẩm chứa PSE “rất chuẩn”.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Tiền Phong, ngoài việc chỉ đạo tạm dừng cấp phép dự trù nguyên liệu tiền chất PSE, lãnh đạo Bộ Y tế còn yêu cầu rà soát lại các quy định, xem xét dừng việc đóng gói thuốc thành phẩm chứa PSE với quy cách lớn từ 100 viên đến 1.000 viên/lọ.
Đồng thời lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục quản lý Dược rà soát lại các quy định hiện hành về xét duyệt dự trù, chế độ báo cáo đối với nguyên liệu, thành phẩm thuốc gây nghiện để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung nhằm quản lý chặt chẽ đầu vào, đầu ra của tiền chất này.
Đặc biệt Cục Quản lý Dược phải nghiên cứu pháp chế hoá việc bổ sung thông tin chi tiết về khách hàng mua thuốc thành phẩm chứa PSE trong chế độ báo cáo theo quy định.