> 3 bước đơn giản cho một CV hoàn hảo
> Làm gì sau khi bị sa thải?
> 7 quy tắc tìm việc đã... lỗi thời
Hãy chú ý, rất có thể bạn mắc sai lầm từ CV và đôi khi bạn không ngờ tới.
Vậy, khi nào thì CV "phản bội" chủ nhân của nó? Không chỉ là lỗi đánh máy, định dạng font hay những lỗi chính tả bình thường, theo Lauren Milligan - người sáng lập công ty tư vấn ResuMayDay , "lỗ hổng lớn nhất cho CV là ứng viên mải tập trung giới thiệu thành tích, đóng góp của mình trên con đường sự nghiệp mà quên mất những công việc mình đã làm, miêu tả cụ thể những công việc ấy".
Nên nhớ, tìm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp sẽ khó hơn nếu bạn không có một CV hoàn chỉnh. Sau đây là 3 lời khuyên giúp CV của bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc:
- Nhìn xa trông rộng
Dù công việc của bạn được tổ chức chặt chẽ, có sự giám sát từ người quản lý, CEO nhưng bạn vẫn nên nghĩ xa hơn, lớn hơn. Milligan cho rằng, mọi người thường rơi vào những chi tiết nhỏ nhắt của công việc, nhưng khi làm hồ sơ, họ không thể có được sự định hình cụ thể, sắp xếp hợp lý và không biết công việc ấy có ý nghĩa thế nào".
Nếu một người quản lý muốn thuê một người trợ lý hành chính, điều người ta muốn là bạn có khả năng quán xuyến mọi việc hay không chứ không chỉ là đánh máy và trả lời điện thoại. "Vì vậy, ứng viên cần phải làm nổi bật kỹ năng của mình, chỉ ra điểm mạnh mà nhà tuyển dụng cần có".
Hãy bắt đầu bằng những việc bạn đã làm và có thể làm, nhấn mạnh vai trò, thành tích đạt được nhưng không phải chỉ bằng lời nói sơ sài mà nên mô tả cụ thể để nhà tuyển dụng hình dung một cách rõ ràng.
- Rõ ràng, hiệu quả
Tập trung vào những thành tích chứ không phải trách nhiệm của bạn ở những vị trí trước đây, để nhà tuyển dụng hiểu rõ về năng lực của bạn một cách nhanh nhất. Milligan cho biết, CV cần nêu ngắn gọn, súc tích nhưng đảm bảo đủ thông tin. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện được kết quả đã đạt được trong những năm qua, để nhà tuyển dụng hiểu bạn đã cống hiến như thế nào.
Milligan kêu gọi các ứng viên phải nhớ một điều, nhà tuyển dụng thường chỉ dành 6-8 giây để lướt qua CV của bạn. "Hãy chắc chắn rằng bạn đã nêu rõ các công ty bạn từng làm việc, vị trí bạn đảm nhận và thời gian bạn làm việc ở mỗi công ty. Và đặc biệt, nếu được thăng tiến, bạn cũng cần nêu rõ và trình bày bắt mắt để nhà tuyển dụng dễ nhìn thấy. Ngoài ra, phần tiêu đề mô tả những vị trí bạn từng làm nên ngắn gọn, rõ ràng, tránh dài dòng, mơ hồ, khiến nhà tuyển dụng khó nắm bắt. Cố gắng sử dụng ngôn từ đơn giản nhưng hiệu quả".
Với thời gian ít ỏi nhà tuyển dụng dành để xem CV, bạn hãy trình bày tập trung, dễ hiểu. Lúc này, những kỹ thuật cao siêu là không cần thiết, tốt nhất là nên trung thành với phương châm: đơn giản mà hiệu quả.
- Không tạo khoảng trống
Khi viết CV, điều tối kỵ là bạn không nên bỏ trống những khoảng giấy trắng. Chẳng hạn như chỉ nêu công ty bạn từng làm việc mà bỏ trống phần nhiệm vụ, những việc đã đạt được... Milligan kể rằng, một vài lần tôi có nói chuyện với ứng viên và họ nói rằng, họ chỉ đơn giản là gạch đầu dòng với tên công ty đã từng làm, mà không đi sâu vào vấn đề. Lúc đó, sẽ rất khó để nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cũng như nắm bắt thông tin về ứng viên.
Vì thế, ứng viên cần chỉ rõ những việc mình đã từng làm, kể cả những việc được giao mà không hoàn thành, bạn cũng không cần giấu diếm. Có thể, bạn chưa hoàn thành đúng như công ty mong đợi nhưng những kinh nghiệm bạn có được sẽ giúp ích cho bạn trong công việc tiếp theo. Vì thế, CV ngắn gọn nhưng cũng cần nêu bật thế mạnh của bản thân.
Theo Monster/Infonet