> "Đừng đi theo ý kiến người khác"
> Các cô gái thường thấy John hấp dẫn hơn Hùng
Chia sẻ tại buổi thảo luận, Trần Hùng John bộc bạch bằng một tâm thư (do tiếng Việt chưa giỏi nên nói trực tiếp sợ không hết ý hết lời).
“Nhiều người bảo mình sinh ra và lớn lên ở nước Mỹ chắc là sung sướng. Không. Thực tế tôi phải va đập với cuộc sống từ rất sớm”, Hùng John nói. Bố mẹ ly dị lúc Hung John 10 tuổi. Mỗi năm, cậu được gặp bố một lần. Hùng John sống với bà ngoại ở một khu vực nguy hiểm, thường diễn ra các cuộc đụng độ, chết chóc.
“Tôi đã chứng kiến 2 cuộc thanh toán đẫm máu, trong đó có cuộc đã lấy đi mạng sống người bạn ngay trước mặt tôi. Sống trong hoàn cảnh đó, tôi chỉ có hai sự lựa chọn, một là buông tay mặc cho số phận, hai là phải mạnh mẽ vươn lên. Tôi đã chọn con đường thứ 2”, Hùng John tâm sự. Từ năm 14 tuổi, Hung John đã đi làm thêm nhiều nghề để kiếm sống.
Năm 2010, Trần Hùng John trở về Việt Nam, học tiếng Việt 4 tháng, rồi trở về Mỹ nhận bằng tốt nghiệp. Giờ anh quyết định quay lại Việt Nam lập nghiệp. Tuy thời gian ở Việt Nam còn chưa dài nhưng Hùng John đã dành 80 ngày để xuyên Việt nhằm tìm kiếm trải nghiệm trên đất mẹ.
Trần Hùng John (cầm micro) giao lưu với học sinh sinh viên. |
Mỗi ngày trôi qua tôi luôn cố gắng, nỗ lực hết mình. Cứ nỗ lực đi rồi ước mơ sẽ đến. Các bạn trẻ không nên bắt chước một ai đó. Các bạn hoàn toàn có thể tự tìm ra đường đi riêng cho mình”. |
Trước nhiều câu hỏi hóc búa, đầy chất phản biện của sinh viên, Tran Hung John giãi bày: “Mình nói là phần lớn chứ không phải tất cả. Hùng John biết có nhiều người ở Việt Nam giỏi. Nhưng ở đâu cũng vậy, có người giỏi, người không giỏi. Hùng John thấy nhiều người trẻ hay hào hứng nói về quá khứ. Hùng John cũng rất tự hào về lịch sử Việt Nam. Nhưng quá khứ là cái đã qua, tương lai thì chưa đến, mình vẫn phải sống cho hiện tại. Nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay chịu nhiều áp lực từ gia đình, xã hội, không được làm những điều các bạn muốn, ít có cơ hội tìm đam mê và con đường đi cho mình”, Hùng John tâm sự.
Anh nhấn thêm: Học là tốt. Nhưng sáng - chiều - tối đều học, lại đi học thêm nữa lấy đâu ra thời gian nghỉ ngơi, sáng tạo. Kinh nghiệm sống đôi khi còn quan trọng hơn. “Tôi hỏi các bạn nhé, ở đây có bao nhiêu người học để có ích hay học để đối phó, thi cử?” - Hùng John đặt câu hỏi ngược.
Trước câu hỏi: Nhiều người phản đối ý kiến của bạn, bạn nghĩ sao? Hùng John đáp lại dí dỏm như thách đố: “Nếu bạn phản đối quan điểm của tôi, đó chính là cơ hội để bạn chứng tỏ mình. Hãy chứng minh rằng bạn đúng chứ không phải Hùng John”.
Trao đổi với Trần Hùng John, Lê Bích Ngọc, vừa thi đỗ ĐH Luật Hà Nội, nói: “Thực sự khi đọc đề thi, em thấy quá bất ngờ. Các bạn khác trong phòng thi thì sốc. Chúng em phải trăn trở rất nhiều khi làm đề thi này”. Hùng John trả lời: “Không bao giờ là quá trẻ để ước mơ và theo đuổi ước mơ…”.
Trăn trở tìm đường đi Lưu Thị Giáng Hương (thủ khoa khối D, ĐH Hà Nội): Câu nói của anh Trần Hùng John chưa thật chính xác. Tuy nhiên, nó đúng một phần với thực tế hiện nay. Câu nói của anh ấy khiến em day dứt, trăn trở tìm đường đi cho mình. Nguyễn Thị Hải Anh (Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế): Một lần, xem trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia. Trận đấu đó, Việt Nam thua thảm hại, khiến em trăn trở rất nhiều. Lòng tự tôn dân tộc nổi lên em muốn phấn đấu góp sức mình cải thiện vị trí cho đội tuyển Olympic Việt Nam. Hai lần thi em chỉ giành được huy chương đồng. Mọi người động viên em thế là thành công rồi, nhưng em cho đó là thất bại, cần phải nỗ lực hơn nữa. |