Hạ tuổi kết hôn để 'cởi trói' cho trai bản?

Hạ tuổi kết hôn để 'cởi trói' cho trai bản?
“Lấy chồng từ thuở 13/ Đến năm 18 thiếp đà năm con”, câu ca dao ấy cho thấy ông bà ta xưa kia lấy chồng, lấy vợ từ rất sớm. Ngày nay, xã hội văn minh hơn, nam nữ kết hôn muộn hơn và pháp luật cũng không thừa nhận tình trạng tảo hôn.

Hạ tuổi kết hôn để 'cởi trói' cho trai bản?

“Lấy chồng từ thuở 13/ Đến năm 18 thiếp đà năm con”, câu ca dao ấy cho thấy ông bà ta xưa kia lấy chồng, lấy vợ từ rất sớm. Ngày nay, xã hội văn minh hơn, nam nữ kết hôn muộn hơn và pháp luật cũng không thừa nhận tình trạng tảo hôn.

Những cô gái này bước vào tuổi
Những cô gái này bước vào tuổi "cập kê" khi chỉ 11, 12 tuổi.
 

Có điều, trong 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phải dân tộc nào cũng cho rằng kết hôn muộn là văn minh. Số liệu được Chi cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu công bố cho thấy, gần một nửa số cặp vợ chồng kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là tảo hôn. Tại Hà Giang, người dân tộc Mông thường kết hôn sớm hơn rất nhiều so với độ tuổi được pháp luật quy định. Qua khảo sát cho thấy, đa số các cặp vợ chồng kết hôn với nhau không qua đăng ký và hơn 60% người dân được hỏi cho rằng độ tuổi tốt nhất để sinh con đầu lòng là từ 15-21 tuổi.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến tảo hôn tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa xuất phát phần nhiều do phong tục tập quán dân tộc và tâm lý sớm có con đàn cháu đống, nhu cầu có thêm lao động cho gia đình.

Mặt khác do trình độ học vấn thấp, hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Những năm qua, Nhà nước ta đã triển khai rất nhiều chương trình, đề án nhằm nâng cao nhận thức về hôn nhân, gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tình trạng tảo hôn tại các địa phương cũng giảm đi phần nào. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, kết hôn sớm là một thực tế cuộc sống tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Khi thảo luận về các quy định tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình, đa số các ý kiến thành viên Ban Soạn thảo và Tổ biên tập đều cho rằng hà cớ gì mà phải hạ độ tuổi kết hôn cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, kết hôn sớm là lạc hậu, là đói nghèo, là thất học v.v.... Nhưng có một thực tế mà các nhà làm luật quên hoặc không nghĩ tới là cho dù pháp luật có cho phép hay không thì đến một độ tuổi mà cả làng, cả bản kết hôn, nam, nữ vẫn tìm đến với nhau để chung sống như vợ chồng, sinh con đẻ cái.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường kể câu chuyện, vừa rồi ông đi công tác ở Lào Cai, cán bộ tư pháp phản ánh có mấy xã liền người dân ở đó kết hôn mà không cần ra UBND xã đăng ký. Bao đời nay nam nữ kết hôn chỉ cần hai họ đứng ra tổ chức đám cưới là họ về sống với nhau. Tất nhiên, tuổi kết hôn của nam, nữ vùng này cũng sớm hơn rất nhiều so với độ tuổi được pháp luật quy định. Chính quyền địa phương phải rất vất vả trong công tác vận động, thuyết phục người dân tuân thủ pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Rõ ràng, trong vấn đề độ tuổi kết hôn, có một khoảng vênh giữa nhu cầu quản lý và thực tế cuộc sống. Làm sao có thể vận động một cô gái dân tộc chờ đến 18 tuổi mới lấy chồng trong khi bạn bè cô đã yên bề gia thất từ năm 13 tuổi. Làm sao có thể vận động một chàng trai dân tộc chờ đến 20 tuổi mới lấy vợ trong khi gia đình anh cần thêm người làm nương rẫy và theo phong tục, ông, bố, các anh, các bạn của anh đều lấy vợ từ năm 15 – 17 tuổi?

Nếu cố gắng nhìn ở góc độ quyền con người, sửa Luật Hôn nhân và gia đình lần này nên mở ra một con đường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Không cho phép đồng bào dân tộc kết hôn sớm thì cũng không nên trói họ vào con đường vi phạm pháp luật chỉ vì mưu cầu hạnh phúc.

Theo Ngọc Hải
Pháp Luật Việt Nam

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG