Cán bộ Đoàn vùng cao: Gian nan đường đến bản làng

Cán bộ Đoàn vùng cao: Gian nan đường đến bản làng
TP - Cán bộ Đoàn vùng cao thường xuyên phải vượt qua đường sá xa xôi, hiểm trở, thậm chí nguy hiểm tính mạng để đến các bản làng tiếp xúc, tìm hiểu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của thanh niên.

> Tuổi trẻ Thủ đô mang áo ấm lên vùng cao
> Hoa hậu Ngọc Hân: Tiếc và buồn khi bạn trẻ hâm mộ sai người

Mới đây, chúng tôi có dịp đi công tác tại Na Hang, một huyện khó khăn của tỉnh Tuyên Quang để tìm hiểu về phong trào Hũ gạo tình thương.

Anh Phạm Tiến Sỹ, Phó Bí thư Huyện Đoàn nói: “Nếu các anh chị đi tìm hiểu ở vùng sâu, vùng xa, chúng tôi sẽ cử người đi cùng, hướng dẫn và giới thiệu cụ thể”. Gặp nhau, anh Sỹ nói thêm “Chúng tôi muốn cho phóng viên thấy, ở những nơi còn nghèo khó, chúng tôi vẫn tổ chức tốt các phong trào cho thanh, thiếu niên”.

Trong hai ngày, chúng tôi cùng hai cán bộ của huyện Đoàn vượt hơn trăm kilômét đường núi xa xôi, hiểm trở đến trường Phổ thông bán trú THCS Thượng Nông, một điểm trường thuộc diện xa nhất của huyện, nơi tiêu biểu về phát động, thực hiện phong trào Hũ gạo tình thương.

Anh Nguyễn Đức Lâm, một trong hai cán bộ Đoàn đi cùng chúng tôi chia sẻ, để đến được các cơ sở Đoàn trong huyện là cả một vấn đề. Nơi xa nhất cách cả trăm cây số, đường nhiều đèo, dốc nguy hiểm, sơ ý một chút là bỏ mạng. Nhiều nơi đường xấu không đi được, phải dắt bộ lên dốc. Cũng vì thế, khi đi anh Lâm mang theo các dụng cụ như bơm, miếng vá, đồ tháo lắp.

“Ở đây toàn đường rừng núi, vài chục cây số không có chỗ sửa xe, đổ xăng. Chẳng may gặp sự cố giữa đường thì không biết xoay xở thế nào”, anh Lâm nói. Gặp những hôm trời mưa gió, đường trơn, các anh phải quấn dây cao su, dây xích quanh bánh xe để vào bản.

Phó Bí thư Huyện Đoàn Na Hang Phạm Tiến Sỹ cũng thường đi cơ sở. Anh kể, có những lần vượt cả trăm cây số mới đến được UBND xã. Từ đây, anh phải chống gậy, vượt qua ba bốn cánh rừng nữa mới đến được bản làng gần nhất.

Đi đường vất vả thế, nhưng tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước cho thanh niên hiểu còn khó hơn. “Trình độ nhận thức của thanh niên trên này còn hạn chế. Nếu cứ làm như ở dưới xuôi thì họ không tiếp thu được đâu”, anh Sỹ nói.

Đưa cuốn sách tuyên truyền sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên cho chúng tôi anh Sỹ nói, phải lựa chọn những gì dễ nhất, cụ thể nhất và hợp với cách nghĩ, lối sống thì bà con mới hiểu và tiếp thu được”.

“Cán bộ Đoàn phải biết uống rượu. Vào bản, ngồi với thanh niên, trò chuyện qua chén rượu mới nắm bắt được tâm tư, tình cảm của họ”, anh Sỹ kể. Do địa hình dàn trải, nhà cửa phân bố thưa thớt, từ làng này sang làng khác phải đi mất vài ngày. “Có đợt phải ngủ lại ở nhà dân một hai tối. Vợ hiểu và thông cảm nên không ghen”, anh Sỹ cười.

Kinh phí tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội cũng là một vấn đề đau đầu. Anh Sỹ cho biết, trên vùng cao còn nhiều khó khăn, hầu hết đều phải huy động từ nguồn lực xã hội hóa. Các chương trình tuyên truyền đều tìm các tổ chức có liên quan để phối hợp thực hiện nhằm giảm chi phí.

Dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, Huyện Đoàn Na Hang vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhận được nhiều bằng khen của cấp trên. Đặc biệt, chương trình Hũ gạo tình thương tổ chức trong các Liên Đội nhà trường lọt vào các mô hình tiêu biểu chương trình Thắp sáng ước mơ Tuổi trẻ Việt Nam, chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

Cho thuê chú rể, cô dâu!

Là công ty dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể đầu tiên tại Hà Nội, Giám đốc Công ty Dịch vụ Nhân sự Tuấn Việt (www.tuanvietmodel.com) cho biết, vì lỡ mang thai ngoài ý muốn, “quá lứa lỡ thì”… nên khá nhiều cô giả vờ lấy chồng để yên lòng người thân, hoặc do bị đồng tính lấy chồng để che giấu thân phận.

Đã có kinh nghiệm vài lần vào vai chú rể hờ, Quang Minh (sinh viên ở Hà Nội) cho hay, cách đây 3 tuần mới đi làm chú rể “hờ” ở Thái Nguyên. Khách hàng là một phụ nữ ngoài 30 tuổi. Ở cái tuổi “quá lứa lỡ thì” nhưng không muốn lấy chồng, chị thuê chú rể, tổ chức đám cưới giả để qua mắt gia đình.

Một lần khác, khách hàng là cô gái Hà thành trẻ trung sành điệu đi cùng ông chú ruột đến thuê chú rể. Theo lời ông chú, cô cháu yêu phải Sở Khanh và mang bầu 4 tháng. Sau khi bàn bạc, ông chú đồng ý giúp cô cháu tổ chức đám cưới giả để “danh chính ngôn thuận” đứa con trong bụng.

Theo Giám đốc Công ty Dịch vụ Nhân sự Tuấn Việt, công việc “tế nhị” phải đảm bảo không xảy ra sơ suất nên không phải ai cũng làm chú rể hờ được. “Các bạn nam thường phải có khả năng diễn xuất khá mới được tin tưởng giao công việc này”- Vị giám đốc trẻ tuổi cũng tiết lộ mỗi hợp đồng cho thuê chú rể có chi phí ít nhất từ 10 triệu đồng trở lên.

“Ngoài ra chúng tôi còn có các dịch vụ khác như: cho thuê người đại diện hai họ, anh/chị em cô dâu/ chú rể, phù dâu/ phù rể… Xã hội càng phát triển, chuyện hôn nhân của các bạn trẻ cũng có muôn hình muôn vẻ khác nhau. Có cung ắt có cầu” - Giám đốc Công ty Dịch vụ Nhân sự Tuấn Việt, nói.

Đại diện Cty Dịch vụ Nhân sự Tuấn Việt cho rằng, “dịch vụ cho thuê chú rể có thể coi như công cụ gỡ rối trong cuộc sống đa dạng và phức tạp hiện nay. Từ khi nảy sinh ý tưởng cho thuê chú rể đến nay, tôi đã chứng kiến nhiều câu chuyện éo le. Trong cuộc sống ai cũng đều có ít nhiều những nỗi khổ riêng, vì vậy hãy cảm thông cho những bạn trẻ tìm đến dịch vụ này”.

Theo luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Cty Luật Dragon, “Về mặt pháp lý, chưa có quy định nào liên quan việc cho thuê cô dâu, chú rể. Vì vậy, dịch vụ này không trái luật. Tuy nhiên, việc cho thuê cô dâu, chủ rể cần phải có sự chủ động của cô dâu hoặc chú rể. Bên cạnh đó, cô dâu, chú rể cũng phải chấp nhận mọi vấn đề phát sinh (nếu có) từ việc đi thuê này. Lễ cưới được coi là nét văn hóa của người Việt Nam, chứ không phải căn cứ pháp lý để ở với nhau. Nếu nói về pháp lý, phải là giấy đăng ký kết hôn”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG