Yêu con, muốn con hạnh phúc mà luôn đánh con: Chuyên gia tâm lý nói gì?

Hai cô con gái trong chương trình không cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ?
Hai cô con gái trong chương trình không cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ?
TPO - GS. Peck Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách – Bộ Giáo dục Hàn Quốc) cho rằng, bố mẹ nói vì yêu con, muốn con thành công sau này. Bố mẹ muốn con hạnh phúc mà đánh con. Không phải vì đánh con là cách hiệu quả để những đứa trẻ thành công và hạnh phúc mà vì nó rất tiện, bố mẹ có thể đánh con bất cứ khi nào hoàn toàn miễn phí. Chúng ta đánh con bằng đòn roi, đó không có tình yêu.

5 tập phim "Cha mẹ thay đổi" do VTV7 sản xuất phản ánh chân thực về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, đồng thời gửi gắm thông điệp ý nghĩa về hạnh phúc gia đình.

Xuất hiện trong tập 2 của chương trình “Cha mẹ thay đổi” là câu chuyện của hai gia đình chị Vũ Thị Hường (Hà Nội) và chị Kiều Phương Hảo (Vĩnh Phúc). Điểm chung của cả hai gia đình này đều là việc gặp khó khăn trong kết nối với con cái, bất đồng trong cách nuôi dạy con.

Gia đình chị Hường (34 tuổi) có hai cô con gái là Cún (6 tuổi) và Kén (4 tuổi). Buổi sáng của gia đình chị Hường bắt đầu bằng sư bất lực của người mẹ trước sự nhõng nhẽo của hai cô con gái.

Bữa sáng thường không mấy vui vẻ do chị Hường hầu như lúc nào cũng la mắng và bực tức với con.

Trong tình huống đi trong thang máy, khi Cún đang vui vẻ đùa nghịch thì chị Hường lại tát nhẹ vào má con và mắng: “Im mồm!”.

Còn Kén mỗi lần bị mẹ quát, bé sẽ khóc và chạy ra cầu cứu bố, nhưng cũng không nhận được cách giải quyết thỏa đáng.

“Mình phải… kỷ luật với con. Mình phải làm cho con sợ . Con sợ con sẽ nghe lời mình”- người mẹ này  nêu quan điểm về cách nuôi dạy con.

Chị Hường cho rằng, con mình có nhiều điểm không thể nào so với con của bạn mình. Ở cùng độ tuổi nhưng con của người bạn ấy có rất nhiều ưu điểm.

Chỉ đến khi chị nhận được một bức thư từ con gái lớn viết: “Mẹ không yêu thương con. Bố cũng không yêu thương con. Cả nhà không yêu thương con”, chỉ khi ấy chị mới giật mình nhận ra cách dạy con sai lầm.

Trong khi đó, gia đình chị Phương Hảo lại hoàn toàn ngược lại khi mẹ luôn nhẹ nhàng nhưng người bố nghiêm khắc, kỷ luật.

Nhà chị Hảo cũng bắt đầu ngày mới bằng tiếng khóc của Tôm (8 tuổi). Vì được mẹ chiều chuộng từ bé nên Tôm chỉ thích làm theo ý mình.

“Mình luôn muốn nhẹ nhàng với con nhưng có lúc mình nói con không nghe lời. Thật sự mình rất hoang mang, lo lắng”, chị Hảo chia sẻ.

Chị Hảo chia sẻ, chị luôn muốn dạy con bằng yêu thương và chỉ có phân tích. Nhưng con không nghe lời mình mà chỉ nghe lời bố. Chồng mình cho rằng, chính do mình quá nhu nhược nên con mới bắt nạt lại. Anh nói, dạy con cần nghiêm khắc, đôi khi phải quát mắng, đòn roi. 

Ông bố nói chuyện với con luôn bằng mệnh lệnh: Bố hỏi con con học không, không học nữa bố cho ra ngoài. Con đi ra ngoài rửa mặt xong vào học tiếp. Nào, con có nghe lời nữa không, nhưng vì không tỉnh táo. Có cái roi,…

Bố mẹ không cần thay đổi tính cách, hãy thay đổi cách xử sự

Quan sát câu chuyện của cả hai gia đình, GS. Peck Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách – Bộ Giáo dục Hàn Quốc) cho rằng, ở gia đình chị Vũ Thị Hường, trong tình huống cô bé Kén đã giận dỗi vì không được xem ti vi. Sau đó cô bé khóc, thấy buồn bã vì không ai đáp ứng nhu cầu của mình. Thế rồi cô bé đi lấy đồ ăn và rồi mẹ lại nói: Không được ăn! Nín!

“ Vậy là tất cả cảm xúc của cô bé bị dồn nén lại. Lúc nào cũng nhận được lời nói không từ mẹ. Ngay cả bây giờ mẹ cô bé cũng không nhìn cô. Vậy các bạn nghĩ kết quả của việc này là gì?  Đây là câu trả lời cho câu hỏi đó. Tôi không thấy bất cứ cảm xúc nào trên khuôn mặt của cô bé nữa. Trái tim đóng lại”- GS Cho nói.

Cũng theo giáo sư, khi xảy ra sự mất kết nối về cảm xúc, sự rạn nứt. Từ góc nhìn của đứa trẻ, người mẹ không hơn một người nấu ăn, không hơn một người huấn luyện, không hề có sự kết nối cảm xúc giữa mẹ và con.

Chính người mẹ nhớ lại, đúng là nhớ lại cái ảnh mắt ấy của con thì đó là ánh mặt nhìn vật thể xa lạ chứ không phải nhìn bố mẹ nữa.

Hay khi Kén hát khi Cún đang học bài , hình ảnh là cả 2 mẹ con cười. Tuy nhiên, theo GS. Peck Cho, cô con gái lớn nhìn mẹ. Nếu như  cha mẹ nào đã được biết về giáo dục cảm xúc họ sẽ tận dụng cơ hội để chia sẻ niềm vui và hạnh phúc này.

'Nhưng ở đây cảm nhận mỗi người một kiểu dù cô gái cô gắng hướng về mẹ nhưng không có một cảm xúc nào. Giây phút này thật ngắn ngủi, chỉ bốn, năm giây . Thật là buồn"- giáo sư này nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia này, 100% cuộc hội thoại giữa mẹ và các con trong tập phim là yêu cầu. Làm cái này làm cái kia. Chúng ta có thể thấy sự khác nhau trên khuôn mặt những đứa trẻ. khi chúng ở bên bố và mẹ. Cũng trong buổi sáng. Dẫu vô tình bọn trẻ thích đứng cạnh bố hơn mẹ.

“Những đứa trẻ thể hiện rất nhiều cảm xúc nhưng mẹ không bao giờ nhận ra nhưng lại có rất nhiều sự kết nối cảm xúc giữa chúng và người bố.Người bố ít ra đã nhận ra được cảm xúc trong tình huống này. Và bắt chước lại. Đó là sự kết nối cảm xúc, là cảm thông”- GS. Peck Cho chia sẻ.

GS. Peck Cho cho rằng, trẻ con cần hai thứ: chúng cần sự kết nối tốt và những lời khuyên.

Ở gia đình chị Phương Hảo, người bố có sự kết nối với con cái nhưng không có lời khuyên. Mẹ thì không có kết nối mà chỉ đưa lời dạy dỗ.

“Những đứa trẻ cần kết nối tốt và lời khuyên tốt”- GS. Peck Cho khẳng định.

Nhận xét về tình huống bé Tôm xử sự với bố mẹ, GS. Peck Cho cho rằng, nếu câu chuyện buối sáng bắt đầu bằng tiếng khóc của cậu bé Tôm 8 tuổi thì tình huống đi chơi của gia đình sau đó là hình ảnh bé Tôm rất khác. Cậu ấy khóc và trông rất yếu đuối, có đôi chút lo lắng và cư xử bị động. Ở đây cậu thể hiện sự giận giữ,  thích thú với những thứ nguy hiểm và cậu ấy thích chúng.

Mẹ cậu bé Tôm nói nói con không nghe lời và lại gọi bố ra xử lý. Tôm bỏ đi, tạm thời anh ấy không thể hiện cảm xúc.

Người mẹ chỉ ra rằng, chị rất hoang mang vì chị thì mềm mỏng nhưng chồng bảo phải dạy con ngiêm khắc, đôi khi phải quát mắt và vút roi.

GS. Peck Cho cho rằng, cha mẹ biết ngôi nhà là nơi trái tim thuộc về . Họ biết, nhưng họ không cảm nhận được. Vì vậy, họ cần phải học hỏi thêm phương pháp và kĩ thuật yêu thương

Cũng theo GS. Peck Cho, điều quan trọng đối với cha mẹ khi đưa ra những lời khuyên với con nhưng cũng rất quan trọng khi cha mẹ phải chuẩn bị tâm lý cho con để chúng lắng nghe mình. Vậy kĩ thuật để đạt được hai điều đó là chuẩn bị tâm lý cho người nghe sẵn sàng đón nhận và đưa ra những lời khuyên tốt. Đó chính là kết nối và hướng dẫn cảm xúc.

“Và kĩ thuật kết nối và hướng dẫn cảm xúc này chính là chuẩn bị tâm lý cho người nghe sẵn sàng đón nhận bằng cách đảm bảo rằng người nghe cảm thấy được quan tâm, được kết nối và được hỗ trợ về cảm xúc người nói”- GS. Peck Cho nói.

Sau khóa học về tâm lý, chị Vũ Thị Hường cho rằng, lần đầu tiên trong đời mình nghe đến cụm từ “giáo dục cảm xúc”. Có thể mình từng nghe giáo dục con bằng tình yêu thương, chở che, bao dung nhưng lần đầu tiên được nghe cụm từ này. Khi chưa đi học thì mình thấy gia đình mình rất bình thường xung quanh mình nhiều bố mẹ quát mắng bình thường.

“Tôi đã 34 tuổi, biết là thay đổi tính cách không phải dễ nhưng vì những đứa con của tôi hạnh phúc thì tôi sẽ thay đổi được và tôi cố gắng cho con cảm thấy hạnh phúc khi có mẹ như tôi”- chị Hường chia sẻ.

Còn Chị Kiều Phương Thảo chia sẻ, trong khóa học ấy chị đã khóc rất nhiều, đâu đó có gia đình mình thì mình rất lo lắng sợ bố mẹ không chia sẻ, lắng nghe con thì rơi vào trường hợp như vậy.

GS. Peck Cho cho rằng, bố mẹ nói vì yêu con, muốn con thành công sau này. Bố mẹ muốn con hạnh phúc mà đánh con. Không phải vì đánh con là cách hiệu quả để những đứa trẻ thành công và hạnh phúc mà vì nó rất tiện, bố mẹ có thể đánh con bất cứ khi nào hoàn toàn miễn phí. Chúng ta đánh con bằng đòn roi, không có tình yêu đâu.

“Bạn không cần phải cố gắng thay đổi tính cách của mình. Bạn chỉ cần thay đổi cách cư xử với con mình . Đôi khi bố mẹ quá bận rộn để lo cho tương lai của con sau này sẽ như thế nào nhưng quên mất là chúng ta cần chuẩn bị tốt nhất cho con ở hiện tại”- GS. Peck Cho chia sẻ.

“Chúng ta có lựa chọn để lan tỏa những điều không hạnh phúc hay lan tỏa hạnh phúc”- GS. Peck Cho chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Chính sách vượt trội của Phú Yên
Chính sách vượt trội của Phú Yên
TPO - Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam công bố kết quả thực hiện chỉ số thu hút đoàn làm phim. Tỉnh Phú Yên dẫn đầu cả nước ở bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim (PAI). Danh sách Top 10 còn có nhiều địa phương hấp dẫn như TPHCM, Đà Nẵng, Ninh Bình.