Xung quanh việc máy bay Mỹ liên tiếp rơi vì phụ tùng dởm

Xung quanh việc máy bay Mỹ liên tiếp rơi vì phụ tùng dởm
TP - Tạp chí “Tuần báo Thương mại” của Mỹ ngày 2/10 đưa tin: nhiều hệ thống vũ khí, trang bị của quân đội Mỹ đều lắp phải những linh kiện, phụ tùng dởm.
Xung quanh việc máy bay Mỹ liên tiếp rơi vì phụ tùng dởm ảnh 1
Một máy bay lên thẳng Mỹ rơi - nạn nhân của các con chip dởm

Đó chính là nguyên nhân gây nên hàng loạt vụ rớt máy bay trực thăng của họ ở Iraq và Afghanistan. Chỉ hai ngày sau đó, giả thuyết trên có vẻ được chứng minh khi có thêm 2 máy bay trực thăng vũ trang hiện đại UH-60 nữa bị rơi tại Iraq.

Bài báo có nhan đề “Những món hàng giả nguy hiểm” này đã viết rõ: những chiếc chip dởm do Trung Quốc sản xuất đã gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng cho các trang bị hiện đại của quân đội Mỹ.

Trên thực tế, chính hệ thống giám sát mua sắm của Bộ quốc phòng Mỹ có những kẽ hở chết người mới là nguyên nhân dẫn đến việc mua phải những linh kiện kém phẩm chất gây nên mối đe dọa nghiêm trọng tới năng lực tác chiến của quân đội Mỹ.

Tờ “Tuần báo Thương mại” cho biết, Lầu Năm góc đang đau đầu về những chiếc chip dởm tấn công các trang thiết bị của quân đội.

Hồi tháng 1 năm nay, không quân Mỹ đã phát hiện thấy trên 1 chiếc F-15 đóng ở căn cứ Robinson có lắp chip dởm mang nhãn hiệu của hãng Xicor cho máy tính điều khiển hệ thống lái. Sau đó, tại căn cứ này còn phát hiện thêm 4 chiếc chip dởm tương tự.

Các cuộc điều tra của Lầu Năm góc sau đó cho thấy, tất cả những chiếc chip dởm này đều có nguồn gốc Trung Quốc. Báo này viết, tại các xưởng xử lý rác điện tử ở vùng nông thôn xa xôi của Trung Quốc, người ta đã xóa bỏ các ký hiệu cũ rồi in lên những ký hiệu mới, sau đó bán cho các hãng cung ứng thiết bị quốc phòng của Mỹ.

Sau cùng, những chiếc chip này được mang lắp cho các trang thiết bị quân sự và các hệ thống vũ khí Mỹ. Do các chip dởm này được lắp cho các tàu sân bay nguyên tử, các máy bay chiến đấu F-15 và hệ thống mạng máy tính nên hiện nay quân đội Mỹ đang đứng trước nguy cơ trang bị mất điều khiển, hệ thống mạng bị tan rã.

Cũng theo báo này, trong 4 năm qua, có tới 400 bảng vi mạch dởm của Trung Quốc cũng đã được đưa vào các quân, binh chủng. Những bảng vi mạch này không những gây tê liệt hệ thống điều khiển, chỉ huy và mạng, mà còn “thuận tiện cho gián điệp Trung Quốc ăn cắp các thông tin cơ mật.

Người phụ trách cơ quan an ninh mạng của CIA không loại trừ khả năng chúng được tuồn vào từ “cửa sau” để hacker nước ngoài vượt qua các hàng rào an ninh nhằm chui vào hệ thống mạng cơ mật của Mỹ.

Các cuộc điều tra của quân đội Mỹ cho thấy, do lỗ hổng nghiêm trọng trong khâu giám sát việc mua sắm nên đã để cho các công ty kiểu “nhà bếp” có đất làm ăn. Thủ đoạn của chúng đê tiện đến mức khó tin.

Ví dụ một công ty IT cung cấp số vật tư quốc phòng trị giá 2,7 triệu USD lại do một bà nội trợ tuổi ngoài 40 tên là Maria điều hành. 4 năm trước, tình cờ mụ ta đọc thấy thông báo mời thầu cung cấp chip quân dụng của Bộ QP Mỹ nên đã tìm kiếm những loại chip giá rẻ trên mạng rồi chào hàng bỏ thầu, không ngờ liền trúng thầu.

Maria nói, mụ không hề biết gì về chuyện mua bán những con chip đó, chỉ biết đứng trung gian để ăn tiền. Những con chip dởm đó đã được đem lắp cho các máy bay chiến đấu hiện đại trị giá nhiều triệu USD, cả tàu sân bay “Reagan” và hệ thống chống ngầm trên các tàu khu trục.

Trước tình trạng này, các quan chức cơ quan cung ứng quốc phòng thừa nhận: nói chung họ không điều tra bối cảnh của nhà cung cấp vì “pháp luật không ngăn cấm các nhà cung cấp nhỏ sử dụng mạng Internet để mua linh kiện”.

Thu Hoa
Theo Tân Hoa xã, 7/10

MỚI - NÓNG