Xử lý tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện nhìn từ bài học Hải Phòng

4 lò với 4 xi-lô tại Nhiệt điện Hải Phòng chuyển thẳng tro xỉ vào xe của đơn vị bao tiêu.
4 lò với 4 xi-lô tại Nhiệt điện Hải Phòng chuyển thẳng tro xỉ vào xe của đơn vị bao tiêu.
TP - Cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 7,2 tỷ kWh/năm, tổng khối lượng tro xỉ thải ra của 2 Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Hải Phòng 1 và 2 vào khoảng 1 triệu tấn/năm. Đến nay, lượng tro xỉ này, vốn là “vấn đề đau đầu” trong quá khứ, của Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đã không còn đáng lo ngại.

Lý giải việc xử lý tro, xỉ của 2 Nhà máy từng làm “đau đầu” Ban lãnh đạo Công ty, ông Trần Hữu Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cho biết, với khối lượng thải ra mỗi năm khoảng 150.000 tấn xỉ đáy lò và 850.000 tấn tro bay thực sự là “bài toán khó” khi bãi thải xỉ chỉ rộng gần 6 ha, đủ cho Nhà máy hoạt động trong vòng 10 năm.

Từ khi có chủ trương của Chính phủ và Bộ Công Thương về việc thực hiện một số giải pháp xử lý tro, xỉ, thạch cao của các NMNĐ để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đã không ngừng tìm kiếm khách hàng, đối tác để tiêu thụ thải, xỉ.

Hiện, đã có 6 đối tác ký hợp đồng bao tiêu được gần như toàn bộ lượng tro, xỉ của 2 Nhà máy. Cụ thể, đối với tro bay, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng giao khoán cả 4 xi-lô cho 4 đơn vị nhận tiêu thụ. Việc vậy chuyển tro bay được các đơn vị sử dụng xe bồn, kín và được phun rửa trước khi rời khỏi Nhà máy để không làm phát tán ra môi trường... Còn với xỉ đáy lò, có 2 đơn vị ký hợp đồng bao tiêu, khai thác toàn bộ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xi măng.

Ông Trần Hữu Nam khẳng định, công tác xử lý tro, xỉ của 2 Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng không còn là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, để củng cố công tác bảo vệ môi trường, trong Nhà máy cũng như khu vực xung quanh, hệ thống thải xỉ của hai NMNĐ Hải Phòng 1 và 2 được thiết kế kiểu thủy lực, có nước tuần hoàn kín. Tro, xỉ từ nhà máy được đưa ra bãi thải xỉ bằng hệ thống đường ống kín; bãi thải xỉ được thiết kế sử dụng vải chống thấm lót đáy để không thẩm thấu ra bên ngoài.

Để tránh hiện tượng tranh mua tranh bán, đồng thời vẫn khuyến khích các đơn vị thu mua tro xỉ, Công ty đã xây dựng hợp đồng với các đơn vị có uy tín, chuyển giao tro xỉ để tái sử dụng. Hàng ngày, có khoảng 4 xe bồn vào thu gom tro bay tại 4 tổ máy. “Đến giờ, chúng tôi tương đối yên tâm với vấn đề xử lý tro xỉ của Nhà máy và dự kiến đến năm 2020, khả năng trên hồ xỉ phần lớn là nước”, ông Nam khẳng định.

Ông Nguyễn Thường Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng  cho biết, công ty luôn thực hiện giám sát môi trường theo đúng cam kết nêu trong báo cáo ĐTM (Đánh giá tác động môi trường), cụ thể với các thông số giám sát: môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, tiếng ồn, độ rung. Tần suất giám sát (giai đoạn 5 năm đầu vận hành): 4 lần/năm với các thông số môi trường không khí, môi trường nước, tiếng ồn, độ rung; 2 lần/năm đối với thông số môi trường đất.

Ngoài ra, công ty trồng cây phi lao xung quanh bãi thải xỉ, lắp đặt hệ thống phun nước tự động để tránh tình trạng tro bay phát tán vào không khí. Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng cũng mở cửa đón người dân vào tham quan, giám sát hoạt động sản xuất cũng như công tác xử lý khí thải, tro, xỉ  của nhà máy. Sau các chuyến tham quan, Công ty đều có biên bản họp và lấy phiếu khảo sát đánh giá ý kiến của người dân.

Vấn đề xử lý nước thải là một trong những nội dung được đơn vị quan tâm. Công ty đã đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng nước thải đạt yêu cầu theo quy định với hệ thống xử lý nước làm mát, hệ thống xử lý nước thải sản xuất; hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt; hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu; hệ thống thu gom và xử lý nước mưa tràn mặt. Cụ thể, với hệ thống xử lý nước làm mát, nước tuần hoàn sau khi làm mát cho bình ngưng được thải ra sông Bạch Đằng qua kênh thải hở có chiều dài khoảng 3,2km. Nước làm mát sau khi ra khỏi bình ngưng có nhiệt độ khoảng 30-38 độ C, nước thải tại vị trí xả ra sông có nhiệt độ cao hơn nước sông khoảng 2-3 độ C và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40: 2011/BTNMT.

Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nhiễm dầu của nhà máy sau khi được xử lý, được đưa về hệ thống thải xỉ để sử dụng vào quá trình thải tro xỉ (không thải ra môi trường). Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của công ty đều có các thông số quan trắc nằm trong giới hạn cho phép theo các quy định về môi trường hiện hành.

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2 thuộc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng, với tổng công suất theo thiết kế là 1200MW, gồm 4 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 300MW. Sản phẩm điện năng khoảng 589.000.000 kWh/tháng. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.