Xử luật sư Trần Vũ Hải: Đề nghị toà triệu tập công chứng viên làm thủ tục mua bán nhà đất

TPO - Trong phiên xét xử vụ vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải và 2 bị cáo khác tội trốn thuế vào chiều nay, các bị cáo đã đồng ý triệu tập công chứng viên làm thủ tục mua bán nhà đất trong vụ án này.

Chiều 13/11, TAND TP Nha Trang (Khánh Hoà) tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải (SN 1962), Ngô Tuyết Phương (SN 1963, bên mua nhà đất, cùng trú tại Hà Nội) và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (1972, mang hai quốc tịch Việt Nam và Na Uy), Ngô Văn Lắm (1982, bên bán nhà đất, cùng trú TP Nha Trang) về tội Trốn thuế theo khoản 1, Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trong buổi chiều, phiên toà dành thời gian để toà, các luật sư chất hai bị cáo Hạnh và Lắm. Các luật sư tham gia bào chữa chủ yếu tập trung hỏi hai bị cáo này liên quan đến các vấn đề về thủ tục chuyển nhượng, giá trị hợp đồng, người tư vấn mua bán nhà đất, công chứng viên làm hợp đồng… nhà đất tại số 78/40 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang.

Khi một số luật sư hỏi bà Hạnh có muốn toà triệu tập công chứng viên tên T. (người làm thủ tục bán nhà đất cho bà Hạnh) để đất đối chất làm rõ giá trị hợp đồng chuyển nhượng nhà đất hay không thì bà Hạnh đã đồng ý đề nghị toà triệu tập công viên chứng viên này.

Theo các luật sư, việc triệu tập công chứng viên này đến toà đối chất sẽ làm rõ được những vấn đề liên quan đến việc Viện KSND Khánh Hoà truy tố 4 bị cáo tội “Trốn thuế” có đúng hay không?

Xử luật sư Trần Vũ Hải: Đề nghị toà triệu tập công chứng viên làm thủ tục mua bán nhà đất ảnh 1

Bị cáo Hạnh (người ngồi, từ phải qua) và Lắm (người đứng) tại phiên xét hỏi

Các luật sư cho rằng, việc bên chuyển nhượng bất động sản là đối tượng kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng, sử dụng hợp đồng chuyển nhượng được công chứng viên ghi giá trị 1,8 tỉ đồng, nhưng cơ quan cảnh sát điều tra khẳng định tài liệu này không hợp pháp là vượt thẩm quyền, trái Luật Công chứng năm 2014.

Khoản 1 và khoản 3, Luật Công chứng năm 2014 có quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”, “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên vô hiệu”. Như vậy, chỉ có tòa án mới có quyền tuyên những giao dịch được công chứng vô hiệu (không hợp pháp), nên công an không có quyền quy kết người bán bất động sản (bà Hạnh và ông Lắm - PV) cho vợ chồng ông Hải sử dụng Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng ghi trị giá 1,8 tỉ đồng là sử dụng tài liệu không hợp pháp.

MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.