Xin lỗi! Em không phải là cái máy đẻ!

Xin lỗi! Em không phải là cái máy đẻ!
Lửa Ấm - Mình nghĩ, bất cứ người mẹ (hoặc sắp trở thành mẹ) nào cũng nên tự tin hoặc can đảm để nói thật mạch lạc và rành mạch câu này với ai đó góp ý với họ rằng: “Phải sinh con như thế này, như thế kia thì mới thật là abc… xyz”!

Xin lỗi! Em không phải là cái máy đẻ!

Lửa Ấm - Mình nghĩ, bất cứ người mẹ (hoặc sắp trở thành mẹ) nào cũng nên tự tin hoặc can đảm để nói thật mạch lạc và rành mạch câu này với ai đó góp ý với họ rằng: “Phải sinh con như thế này, như thế kia thì mới thật là abc… xyz”!

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đơn giản vì:

“Đằng nào chẳng phải đẻ, thì… đẻ luôn cho xong!”

Tình cờ, liên tiếp trong một tuần, mình được nghe hai cái tin vui về những thiên thần nhỏ vừa được hoài thai trong bụng mẹ. Nhưng cách mà các mẹ lan tỏa tin vui ấy lại làm mình gợn buồn, cứ lăn tăn mãi, thôi thì viết ra để giải tỏa.

Hôm trước, online gặp một chị đồng nghiệp sinh em bé cùng tháng với mình, hai chị em chat chit, hỏi han nhau chuyện con cái, loanh quanh một hồi, chị bảo "dạo này chị thế này, chị thế kia.... vì chị lại có bầu rồi!". Ồ, tin vui! Nhưng không để mình kịp chúc mừng, hỏi thăm, chị hối hả phân bua, thì là vì chị muốn ĐẺ LUÔN MỘT THỂ, đang TIỆN công nuôi một đứa thì đẻ luôn, chứ để lâu NGẠI lắm, thì là vì chị cũng hơi cao tuổi rồi (30 chứ mấy) nên MỌI NGƯỜI BẢO thôi đẻ luôn đi, thì là vì....

Ừ thì thôi, có em bé thì rõ là vui rồi, mình cũng đâu phải đứa tò mò quá đáng đâu mà chị cứ phải giải thích. Mình chỉ nói một câu chia sẻ "Chỉ thương bạn Kaka phải cai sữa mẹ sớm, chị nhỉ" thì chị lại liến thoắng phân bua tiếp: “Ừ, cai rồi, từ hôm nó được 9 tháng. Mà em ơi, Kaka có thích ti mẹ đâu, mẹ đi làm về bạn í chỉ mút mút tí là nhè vì ở nhà ăn cháo, uống sữa ngoài lại ngon, thực ra là bạn í tự bỏ ti mẹ đấy chứ”... Đến đoạn này thì mình hết chịu nổi!

Dẹp cái chuyện có bầu sang một bên, mình chỉ không hiểu nổi tại sao chị ấy lại đổ thừa cho con bỏ sữa, con không thích ti mẹ. Mẹ có bầu 4 - 5 tháng mới biết, từng đấy thời gian con phải bú sữa mẹ không nhiều dinh dưỡng vì bao dinh dưỡng trong sữa quay đầu về nuôi em bé trong bụng mẹ rồi, con không bỏ sữa mẹ mới là lạ.

Tại sao việc sinh ra một đứa con lại phải tranh thủ, phải làm vì mọi người bảo, vì tiện hay vì ngại...? Tại sao mẹ không thấy đó là một tình huống thiệt thòi cho cả 3 mẹ con?

Chợt nhớ đến cô bạn là đồng nghiệp của chồng mình. Chồng kể, hôm qua vừa gặp, em ấy thông báo (và mặt rất buồn) Em lại sắp sinh em bé nữa rồi anh ạ! (em bé đầu nhà bạn mới được hơn 7 tháng và bạn đã có bầu được gần 6 tháng rồi).

Thực sự là mình đã thở phào nhẹ nhõm khi chồng nói đã động viên em ấy Sẽ rất vất vả đấy, nhưng cả ba mẹ con cố lên nhé!. Nếu như vẫn còn có ít nhất (cứ cho là) một người đàn ông (như chồng mình) hiểu được sự vất vả của việc sinh con liền kề và những thiệt thòi mà người mẹ và những em bé sẽ gặp phải, thì tại sao vẫn có những mẹ như chị đồng nghiệp ấy phải tìm ra bằng được một cái cớ để đổ thừa, để vin vào mà thanh minh cho việc mình đã làm một-cách-tự-nguyện mà không phải tự tin, đàng hoàng đón nhận lấy nó như một sự lựa chọn tốt nhất cho mình?

Sinh con là một bản năng thiêng liêng của riêng người mẹ. Tại sao phải gồng mình lên, phải căng thẳng tâm lý để sinh ra một đứa con theo ý của chồng, của bố mẹ chồng, anh em chồng, họ hàng nhà chồng hay thậm chí là của hàng xóm láng giềng mà không phải là một đứa con ước ao của chính người mẹ?

Mình sinh con để mình được làm mẹ

Mình còn nhớ như in những câu chuyện về thai giáo được học hồi mang bầu, nhưng có lẽ nhớ nhất là một đúc kết: “Nuôi dạy con, chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho con quan trọng nhất là những năm đầu đời. Trong những năm đầu đời đó quan trọng nhất là những tháng đầu đời, nhưng những ngày mang thai còn quan trọng hơn cả những tháng đầu đời đó, và thậm chí điều đó còn được quyết định ngay bởi thời điểm, không gian, thời gian, tinh thần, sức khỏe của bố mẹ lúc thụ thai”.

Như thế đủ để hiểu, sinh ra một em bé, một người mẹ đâu chỉ cần có 9 tháng 10 ngày, với mình mang thai, sinh con, nuôi dưỡng con là một hành trình kì diệu và hạnh phúc của người mẹ. Và vì thế, tận hưởng niềm hạnh phúc và kì diệu ấy một cách điềm tĩnh và "chầm chậm" chẳng phải là một điều tuyệt vời sao?

Những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, phấp phỏng trong suốt thai kì, rồi đến khi sinh con ra mới thấm thía hết ý nghĩa của từ bước ngoặt, có quá nhiều nguy cơ mà mẹ là người duy nhất dám/phải phải đối diện, thực hiện và đưa ra những quyết định, kể cả những quyết định khó khăn nhất.

Vì thế, mình nghĩ một cách thật là đơn giản, những người mẹ có quyền được sinh con theo cách mà mình muốn, khi mà họ thực sự khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, khi mà họ dạt dào cảm hứng sinh con. Túm lại là khi họ có thể nói thẳng tưng một câu “Tôi sẵn sàng” mà không phải lăn tăn, suy nghĩ về bất cứ điều gì, hay ám ảnh bởi mong muốn của bất cứ ai.

Mình vẫn luôn khâm phục những mẹ nhỡ có bầu khi vừa sinh con xong và quyết định giữ lại em bé với một tâm thế thật là vững vàng và lạc quan. Chắc hẳn đó là một quyết định không dễ dàng chút nào. Và mình luôn cầu mong họ sẽ có đủ mạnh mẽ và lạc quan để tận hưởng cuộc hành trình tuyệt vời ấy của họ. Bởi vì, sinh con là cơ hội/ điều kiện để mẹ tận hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ, người mẹ có quyền lựa chọn cách thức tốt nhất, điều gì tốt nhất cho mình và con để yên tâm tận hưởng niềm hạnh phúc ấy.

Mà thật ra, cũng chẳng phải "lý thuyết" hay "phân tích" gì nhiều đâu. Phụ nữ sinh con là để trở thành những người mẹ - một cách trọn vẹn chứ không phải là bởi ("ai đó", "điều gì đó") biến thành cái máy đẻ!

Hải An
Lửa Ấm

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.