Xem người Myanmar chơi môn lạ

Xem người Myanmar chơi môn lạ
Chinlone là môn thể thao phổ biến ở Myanmar, đã có hơn 1500 năm tuổi. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó được đưa vào thi đấu tại SEA Games

Xem người Myanmar chơi môn lạ

> Cầu lông Việt Nam chờ Vàng
> Cao Cường lên hạng 17 trẻ cầu lông thế giới 

Chinlone là môn thể thao phổ biến ở Myanmar, đã có hơn 1500 năm tuổi. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nó được đưa vào thi đấu tại SEA Games

Trong tiếng Myanmar, chinlone có nghĩa là “chiếc rổ tròn”. Đây là môn thể thao kết hợp giữa tâng bóng và nhảy múa, đã ra đời cách đây khoảng 1500 năm. Chinlone không thi đấu đối kháng mà chỉ thi theo dạng biểu diễn, được phân định thắng thua theo thang điểm đánh giá của trọng tài dựa trên các động tác kỹ thuật có độ lâu, khó, đẹp…

Chinlone rất phổ biến ở Myanmar. Sang đất nước này, phóng viên thường gặp cảnh người dân chơi chinlone ngay bên lề đường
Chinlone rất phổ biến ở Myanmar. Sang đất nước này, phóng viên thường gặp cảnh người dân chơi chinlone ngay bên lề đường.
 

Quả bóng dùng để chơi chinlone được làm từ mây (tương tự quả cầu mây). Thông thường có 6 người chơi trong một đội chinlone và những người chơi sẽ liên tục di chuyển theo một vòng tròn đường kính khoảng 6 hoặc 7m, dùng bàn chân, đầu gối hoặc đầu để chuyền bóng cho nhau.

Sau đó, một người sẽ di chuyển vào tâm vòng tròn, đón bóng từ đồng đội và thực hiện màn biểu diễn cá nhân của mình. Người này sẽ nhận được những tiếng reo hò hỗ trợ từ đồng đội để thực hiện những động tác tâng bóng đẹp mắt trước khi trả lại bóng cho người khác. Nhiệm vụ của đội chơi chinlone là không để bóng rơi xuống đất, mỗi lần bóng rơi xuống đất gọi là “bóng chết”, khi đó cuộc chơi phải bắt đầu lại.

Do đó, để chơi chinlone tốt, tất cả thành viên trong đội phải giữ được sự tập trung tối đa giống như tập trung trong thiền. Và đội thắng sẽ là đội biểu diễn đẹp nhất.

Sepak (cầu mây) được coi là một biến thể của Chinlone khi người chơi sử dụng đến lưới để tạo nên tính đối kháng.
Sepak (cầu mây) được coi là một biến thể của Chinlone khi người chơi sử dụng đến lưới để tạo nên tính đối kháng..

Khi chơi chinlone, người Myanmar còn sử dụng cả dàn nhạc sống với những nhạc cụ truyền thống để truyền cảm hứng cho các cầu thủ, đồng thời tạo nền nhạc để chơi có nhịp điệu như thể khiêu vũ. Chinlone có thể chơi cùng lúc cả nam và nữ trong một đội, cả già và trẻ trong một đội và không có gì là bất thường nếu đến Myanmar bắt gặp một ông già 80 tuổi vẫn có thể chơi chinlone.

Ngoài hình thức chơi theo đội hình 6 người, được gọi là "wein kat” (đá vòng tròn), chinlone cũng có thể chỉ cần thi đấu theo hình thức solo một người biểu diễn, được gọi là "tapandaing". Lối chơi solo thường chỉ dành cho nữ giới.

Động tác được xem là khó nhất trong chơi Chinlone là thực hiện những cú tâng bóng sau lưng mà không nhìn thấy quả bóng
Động tác được xem là khó nhất trong chơi Chinlone là thực hiện những cú tâng bóng sau lưng mà không nhìn thấy quả bóng.

Vì tính chất ít phổ biến ngoài Myanmar và thiếu đi tính cạnh tranh nên trước đó, việc xếp chinlone vào các bộ môn thi đấu chính thức tại SEA Games đã gây ra nhiều tranh cãi. Dẫu vậy, tại SEA Games 27 vẫn sẽ có 5 đội tham gia tranh tài ở môn chinlone.

Bên cạnh chủ nhà Myanmar, còn có các đội của Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào tranh tài ở bộ môn này. Tại SEA Games năm nay, giới chức thể thao của Myanmar đã đưa 14 môn thể thao truyền thống vào lịch đấu tháng 12. Trong số đó, có 8 môn thể thao gần như được coi là những bộ môn “độc quyền” của quốc gia này.

Theo Lâm Thỏa
Tri Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
'Làm lụng bao năm nhưng chỉ một trận lũ là trắng tay'
'Làm lụng bao năm nhưng chỉ một trận lũ là trắng tay'
TPO - Mưa kéo dài trên diện rộng đã khiến mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên cao gây ngập lụt nhiều thôn, xóm ven sông trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến trưa 12/9 nhiều thôn ở xã Việt Long vẫn chìm trong biển nước, có người dân ngậm ngùi chia sẻ: "Làm lụng, tích họp nhiều năm nhưng chỉ cần một trận lũ về là trắng tay"