Theo "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 03/06/2020, định hướng của quốc gia là đưa Việt Nam trở thành quốc gia số. Để đạt được điều đó, Chương trình đặt ra mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Đứng trước làn sóng mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ và chuyển đổi số, các doanh nghiệp không chỉ cần nhanh chóng thích nghi để nắm bắt xu hướng, mà còn cần phải xây dựng vững chắc bộ máy vận hành của mình để có thể trụ vững trong mọi biến động. Và trong đó, một trong những trụ cột quan trọng của một doanh nghiệp chính là trụ cột Văn hóa.
Xây chắc trụ cột văn hóa doanh nghiệp
Yếu tố tạo nên tính “sống còn” của một doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số chính là Văn hóa doanh nghiệp.
Xây dựng được trụ cột văn hóa doanh nghiệp vững chắc là điều giúp cho các tập đoàn lớn trên thế giới có thể trụ vững trước thời thế chuyển dịch nhanh chóng của công nghệ. Đối với các doanh nghiệp Việt, nếu muốn vươn ra toàn cầu, doanh nghiệp cần có trụ cột văn hóa vững chắc.
Văn hóa doanh nghiệp thời chuyển đổi số
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của yếu tố Văn hóa trong việc giúp các doanh nghiệp Việt trụ vững trước những biến động để phát triển kinh tế xã hội, Ban tổ chức 248 đã giới thiệu Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh (VHKD) và triển khai quy chế xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn VHKD Việt Nam”, hướng dẫn cách thức đăng ký tham gia xét, công nhận danh hiệu nêu trên.
Bộ tiêu chí VHKD là bộ chuẩn mực đầu tiên về VHKD được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện; các bộ, ban, ngành Trung ương tham gia xây dựng và chính thức được đưa vào triển khai vào ngày 24/05 tại Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh và Quy chế xét chọn doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM.
Tọa đàm “Văn hóa doanh nghiệp thời chuyển đổi số” nằm trong khuôn khổ Hội nghị diễn ra ngày 24/05. |
Nội dung chính của hội nghị xoay quanh buổi Tọa đàm “Văn hóa doanh nghiệp thời chuyển đổi số”. Các diễn giả đã cùng thảo luận về vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số và cách để các doanh nghiệp phát triển bền vững trước mọi xu hướng trong tương lai.
Đại diện cho các doanh nghiệp Việt, Ông Quyết Vũ, Founder của LocaMos - công ty công nghệ Việt định hướng ra toàn cầu đã chia sẻ: Phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững và vươn ra toàn cầu.
Trả lời câu hỏi về “Văn hóa doanh nghiệp” xuất hiện ở đâu trong doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, ông Quyết Vũ nói chia sẻ: “Văn hóa doanh nghiệp đầu tiên đến từ triết lý kinh doanh, đến từ sự nêu gương của ban lãnh đạo và sự đồng thuận của toàn thể doanh nghiệp, thậm chí lan tỏa đến cả đối tác và khách hàng. Cách chúng ta hoàn thành nhiệm vụ, cách chúng ta tương tác với các bộ phận, với khách hàng, cách chúng ta giúp đỡ cộng đồng, cách chúng ta đảm bảo uy tín, chất lượng của sản phẩm dịch vụ... Tất cả đều chứa đựng văn hóa doanh nghiệp ở trong đó.”
Tư duy này cũng khẳng định triết lý “Công nghệ vị nhân sinh” - Triết lý kinh doanh của LocaMos là tiền đề nên có trong Văn hóa của một công ty công nghệ hướng tới toàn cầu.
Founder Quyết Vũ (đứng đầu tiên từ trái sang) và các chuyên gia chụp ảnh lưu niệm sau buổi tọa đàm. |
Nhấn mạnh triết lý kinh doanh Công nghệ vị Nhân sinh, ông Quyết Vũ khẳng định đây là xương sống xuyên suốt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh, vận hành, phát triển sản phẩm dịch vụ… đều được nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhưng không nằm ngoài tôn chỉ này.
Chia sẻ từ kinh nghiệm của một công ty startup trong lĩnh vực công nghệ, ông Quyết Vũ cho rằng: “Công nghệ dù có phát triển đến đâu thì cũng chỉ là công cụ hỗ trợ.” Nếu muốn vươn ra toàn cầu, doanh nghiệp cần có trụ cột văn hóa vững chắc. Trong đó bước đầu tiên để doanh nghiệp Việt làm được điều đó chính là đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh tại Việt Nam để đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh toàn cầu.