Rủi ro có thể đến từ việc, doanh nghiệp chưa có kỹ năng đầy đủ khi xin chứng nhận xuất xứ nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hay hợp đồng soạn thảo giữa các bên lại bỏ qua điều khoản về xuất xứ hàng hóa. Tất cả những kỹ năng này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, quan tâm đúng mức về vấn đề này. Những giải pháp mà Trọng tài viên Trần Văn Nam đến từ Trung tâm Trọng tài quốc tế VN đưa ra trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp.
Trước tiên xin cảm ơn Ông Trần Văn Nam đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thưa ông với tư cách là trọng tài viên, xin ông cho biết các tranh chấp liên quan đến xuất xứ hàng hóa có xảy ra thường xuyên hay không?
Theo thông tin thống kê từ trung tâm WTO, của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam thì đã có hàng trăm vụ khởi kiện ra WTO, giải quyết theo cơ chế của WTO liên quan tới tranh chấp về xuất xứ hàng hóa, chứng nhận xuất xứ hàng hóa và liên quan tới phá giá hàng hóa hoặc là phòng vệ thương mại. Còn theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế VN thì tính đến cuối năm 2018, đã có 110 đơn yêu cầu thẩm tra lại đối với 287 bộ chứng từ về chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Còn phòng thương mại VN đã trả lời 105 đơn yêu cầu đối với 283 đơn yêu cầu thẩm tra lại.
Và những tranh chấp này diễn ra dưới dạng thức như thế nào thưa ông?
Theo tôi thì nó có mấy dạng thức tranh chấp cơ bản sau đây:
- Thứ nhất là tranh chấp gian lận, giả mạo về chứng từ xuất xứ hàng hóa từ nước xuất khẩu xuất khẩu vào VN
- Thứ hai là tranh chấp gian lận, giả mạo chứng từ xuất xứ hàng hóa từ VN dán nhãn xuất xứ của VN nhưng thực tế là hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào tiêu thụ tại thị trường VN.
- Thứ ba là hàng của nước ngoài nhưng lấy chứng nhận xuất xứ của VN để xuất khẩu đi nước thứ 3 nhằm hưởng ưu đãi về thuế quan.
- Thứ tư là những tranh chấp liên quan về cách hiểu, cách giải thích, cách vận dụng, thực thi về các quy định về xuất xứ hàng hóa.
Thưa ông, vậy nguyên nhân của thực trạng này là do đâu?
Ở đây, với tư cách là trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế VN khi mà tiếp nhận các vụ tranh chấp và chúng tôi quan sát thấy nguyên nhân chủ yếu là dẫn tới tranh chấp về mặt xuất xứ thì nó đến cả từ thương nhân VN lẫn thương nhân nước ngoài. Đối với thương nhân VN thông thường chúng ta hay bỏ qua nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trong đó có cả nghĩa vụ kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo điều 44 của Luật Thương mại VN. Hoặc nếu áp dụng công ước viên thì chúng ta cũng bỏ qua nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa của công ước viên là phải kiểm tra hàng hóa trước khi hàng hóa được đưa lên cảng bốc hàng ở nước người bán. Vì vậy cho nên, nếu ta bỏ qua nghĩa vụ này sẽ dẫn tới việc bên kia họ có thể giao cái hàng không đúng xuất xứ hàng hóa như trong hợp đồng. Còn về phía thương nhân nước ngoài, điều này cho thấy là ở đây chúng ta có rất nhiều cái giao dịch với thương nhân nước ngoài, thì trong các giao dịch đó không phải lúc nào chúng ta cũng lựa chọn được đối tác tốt. Một trong những nguyên nhân ở đây là có thể đối tác họ sẽ giả mạo cái xuất xứ hàng hóa. Ở đây cái sự không trung thực về quy định xuất xứ hàng hóa trong hợp đồng nó xảy ra cả ở thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam. Do đó nếu chúng ta không lựa chọn được đối tác tốt thì rất dễ dẫn tới việc đối tác có những hành vi vi phạm như vậy.
Và từ những thực tế như vậy ông có thể đưa ra những tư vấn để doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro liên quan tới chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Nghị định số 31 năm 2018 mà Chính phủ ban hành quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì chúng tôi thấy rằng là khi nghiên cứu NĐ này thì nó có cơ sở pháp lý khá đầy đủ cho cái phòng ngừa những gian lận hoặc sai xót về xuất xứ hàng hóa. Chẳng hạn như là ngoài điều 7 điều 8 quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy hay là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy thì ở đây NĐ còn có những quy định rất là cụ thể ví dụ như là NĐ quy định về việc đăng ký hồ sơ thương nhân. Nếu mà luật VN quy định về đăng ký hồ sơ thương nhân thì đương nhiên phía đối tác mà chúng ta mua bán hàng của họ thì cũng phải có đăng ký hồ sơ thương nhân. Vì vậy ở đây chúng tôi muốn đưa ra lời khuyên cho các DN đó là nếu bản thân mình đăng ký hồ sơ thương nhân thì mình cũng nên tìm hiểu một cách kỹ lương cái hồ sơ pháp lý của thương nhân mà mình có quan hệ kinh doanh. Vì vậy cho nên là việc chúng ta đăng ký hồ sơ thương nhân thì mình có thể nghiên cứu một cách tương ứng ở phía đối tác. Và như ở VN thì hồ sơ thương nhân được khai báo qua hệ thống quản lý cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ Ecoseat.gov.vn và đương nhiên là các đối tác người ta cũng có những cái trang tương tự rất minh bạch. Điều này cho thấy rằng là khi chúng ta hiểu được hồ sơ xuất xứ của thương nhân thì chúng ta cũng có thể biết được, dự liệu được liệu là thương nhân đó có hàng madein ở nước đó không?
Xin cảm ơn Ông!
______________________________
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/
Kính mời bạn đọc theo dõi!