Việt Nam trắng tay ở Olympic Paris 2024: Trách nhiệm của ai?

TP - Có nhiều nguyên nhân được phân tích nhằm chỉ ra thất bại của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024. Tuy nhiên dù bất kể vì lý do gì, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL không thể né tránh trách nhiệm.

Năm 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tạo nên cột mốc lịch sử mới với thể thao Việt Nam khi đoạt 1 HCV, 1 HCB tại Thế vận hội Rio de Janeiro. Cho đến nay, tấm HCV ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam của Hoàng Xuân Vinh vẫn là đỉnh cao của thể thao Việt Nam tại đấu trường Olympic. Trước đó, thành tích cao nhất của Việt Nam chỉ là HCB của các VĐV như Trần Hiếu Ngân (Taekwondo) hay Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ)…

Việt Nam trắng tay ở Olympic Paris 2024: Trách nhiệm của ai? ảnh 1

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh đứng thứ bảy nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ Olympic Paris 2024

Có một chuyện ít biết là nhiều năm về sau, nhắc lại kỳ tích của Hoàng Xuân Vinh, cựu HLV trưởng đội tuyển bắn súng quốc gia Nguyễn Thị Nhung vẫn phảng phất nỗi buồn, bởi một số quan chức, lãnh đạo ngành thể thao vẫn cho đây là kết quả… ăn may. Trong một lần trao đổi với Tiền Phong, nhà báo thể thao kỳ cựu Nguyễn Lưu đã kịch liệt phản bác quan điểm này. Theo ông Nguyễn Lưu, may mắn chỉ có được dựa trên cơ sở thực lực.

Cần biết ngoài 2 tấm huy chương ở Thế vận hội Rio de Jeneiro 2016, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trước đó đã giành hàng chục HCV ở các đấu trường khác nhau, gồm cả SEA Games và Cúp thế giới. Anh cũng từng cách tấm HCV Asiad 2010 (Quảng Châu) 1 loạt đạn. Để vươn đến đỉnh cao ở đấu trường Olympic, một VĐV như Hoàng Xuân Vinh đã trải qua hàng nghìn giờ luyện tập, vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh, vinh quang thấm đẫm cả cay đắng.

Một trường hợp khác được nhắc đến nhiều năm qua là kình ngư Nguyễn Ánh Viên. Từng được đánh giá là viên ngọc của bơi lội Việt Nam, từng làm dậy sóng đường đua Đông Nam Á nhưng cách đầu tư của ngành thể thao đã khiến Ánh Viên không thể phát huy hết tiềm năng. Thay vì được đầu tư, dốc toàn lực cho đấu trường Asiad và Olympic, Ánh Viên phải dàn sức nhiều nội dung để đảm bảo chỉ tiêu huy chương cho Việt Nam ở SEA Games.

Hai trường hợp khác nhau, nhưng cho thấy những vấn đề cốt lõi khiến thể thao Việt Nam không thể bứt phá ở đấu trường Olympic, thậm chí có dấu hiệu tụt lùi nghiêm trọng. Đó là thiếu tham vọng thực sự và không nghiêm túc trong đầu tư, coi thành tích ở đấu trường Olympic như một sự may mắn. Việc không tôn vinh đúng mức những tài năng trong lĩnh vực của mình cũng khiến ngành thể thao không khuyến khích cộng đồng tham gia, thúc đẩy sự phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Trên thực tế từ lâu ngành thể thao và các cấp cao hơn đã đưa ra chiến lược đầu tư, tập trung cho các mũi nhọn hướng đến đấu trường châu lục, thế giới. Thất bại ở Olympic Paris 2024 gần như đã được nhìn ra từ trước, và ở đây không thể bỏ qua trách nhiệm của Bộ VH-TT&DL.

Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành thể thao năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã đưa ra một loạt ý kiến đánh giá, có cả phê bình cấp dưới. Tuy nhiên, giới chuyên môn và một số cựu quan chức ngành thể thao cho rằng các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ khá chung chung, chưa đi sâu vào từng nhiệm vụ cụ thể. Ở vị trí “tư lệnh ngành”, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL cần chịu trách nhiệm ở mức lớn hay thay vì quy tất cả cho cấp dưới.

Có một thực tế, Cục TDTT mới đây vừa trải qua đợt cơ cấu mạnh, dẫn đến những xáo trộn về nhân sự, tâm lý toàn ngành. Điều này phần nào cũng tác động tới công tác chuẩn bị của thể thao Việt Nam cho các giải quốc tế. Dư luận chờ đợi sau thất bại của đoàn thể thao Việt Nam, Bộ VH-TT&DL cần có tiếng nói, đưa ra những giải pháp và trách nhiệm cụ thể nếu vẫn không hoàn thành nhiệm vụ.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.