1. Vị vua nào lên ngôi sau loạn tam vương?
-
icon
Lý Thái Tông
-
icon
Lý Nhân Tông
-
icon
Lý Hiền Tông
Đáp án A. Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng. Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua với Thái tử, sử gọi là “loạn tam vương”. Nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy. Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông.Sau khi loạn tam vương bị dẹp, Lý Phật Mã lên ngôi, lấy hiệu là Lý Thái Tông. Dực Thánh Tông và Đông Chính Vương xin về chịu tội và được vua tha tội.Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã hay Lý Đức Chính, sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (năm 1000).
2. Ngay từ khi ra đời, vua Lý Thái Tông đã có những điềm báo mệnh đế vương?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo. Có người giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy cười mà nói: Đó là điềm đổi mới, can dự gì đến nhà anh người ấy mới hết lo”. Cũng theo chính sử này, vua có 7 cái nốt ruồi sau gáy tụ lại như chòm sao Thất Tinh - Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu là chòm sao sáng nhất tại bán cầu Bắc, tượng trưng cho ngôi vua theo quan niệm lý số đời xưa. Khi còn nhỏ, Lý Phật Mã thường cùng đám trẻ chơi đùa, có thể sai bảo được chúng đi dàn hầu trước sau và hai bên như nghi vệ các quan theo hầu vua. Lý Công Uẩn, bấy giờ đang làm Điện tiền chỉ huy sứ của nhà Tiền Lê, thấy thế vui lòng, nhân nói đùa rằng “Con nhà tướng nên bắt chước việc binh lính, dùng gì nghi vệ theo hầu”. Nghe cha nói, Lý Phật Mã trả lời: “Nghi vệ theo hầu có xa gì với con nhà làm tướng? Nếu xa thì sao ngôi vua không ở họ Đinh mãi mà lại sang họ Lê, do ở mệnh trời thôi”. Thấy con còn nhỏ đã có chí khí của bậc quân vương, Lý Công Uẩn lấy làm ngạc nhiên lắm, từ đấy càng yêu quý Phật Mã. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi liền lập Lý Phật Mã làm thái tử. Đại Việt sử ký toàn thư chép hai sự kiện chứng minh việc Lý Phật Mã lên ngôi là "ý trời". Thứ nhất là năm 1020, Lý Phật Mã đem quân đánh Chiêm Thành, đến núi Long Tỵ (Quảng Bình) xuất hiện rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Lần ấy, Lý Phật Mã đánh tan quân Chiêm, bắt được tướng đem về. Thứ hai là năm 1027, Lý Phật Mã lấy áo ngự ban cho đạo sĩ Trần Tuệ Long ở quán Nam Đế. Đêm ấy, ánh sáng rọi khắp quán. Tuệ Long kinh ngạc trở dậy xem thì thấy rồng vàng hiện ở mắc áo. Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: “Các việc ấy đều là mệnh trời, đến đây đều thấy phù hợp cả”.
3. Lý Thái Tông có tôn hiệu dài nhất?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Xét theo tôn hiệu đặt lần đầu thì ông kém vua cha của mình là Lý Thái Tổ 2 chữ, nhưng nếu xét gộp các lần đặt tôn hiệu thì Lý Thái Tông là vị vua có tôn hiệu dài nhất.Ngay sau khi lên ngôi, tôn hiệu của ông là: Khai thiên thống vận tôn đạo quý đức thánh văn quảng vũ sùng nhân thượng thiện chính lý dân an thần phù long hiện thể nguyên ngự cực ức tuế công cao ứng chân bảo lịch thông huyền chí áo hưng long đại định thông minh từ hiếu hoàng đế. Tất cả có 50 chữ. Đến tháng 6 năm Kỷ Mão (1039) lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Kim dũng ngân sinh, Nùng bình phiên phục.Tháng 11 năm Giáp Thân (1044) vua lại tăng tôn hiệu thêm 8 chữ nữa là: Thánh đức thiên cảm, tuyên uy thánh võ. Như vậy tôn hiệu của Lý Thái Tông có tổng cộng 66 chữ.
4. Năm 1042, vua Lý Thái Tông đã làm việc quan trọng nào?
-
icon
Ban sách Hình thư
-
icon
Xây đền Đông Cổ ở Tây Bắc thành Thăng Long
-
icon
Xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Di Lặc
Đáp án C. Vua Lý Thái Tông đặc biệt chú ý đến việc ban hành luật pháp để giữ kỷ cương nề nếp. Năm 1042, vua cho ban hành bộ Hình thư. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách Hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử hình thản nhiên rõ ràng, cho nên có lệnh đổi mới niên hiệu làm Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo”.
5. Vua Lý Thái Tông đã dựng công trình nổi tiếng nào ở Hà Nội ngày nay?
-
icon
Chùa Một Cột
-
icon
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
-
icon
Tháp Báo Thiên
Đáp án A. Vua Lý Thái Tông cho dựng chùa Diên Hựu (chùa Một Cột ở Hà Nội ngày nay). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi mùa đông tháng 10 năm Kỷ Sửu (1049), vua cho dựng chùa Diên Hựu. Trước đây, vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem chuyện ấy nói với bề tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao làm tòa sen của Phật Quan Âm, giống như đã trông thấy trong mộng, cho các nhà sư lượn xung quanh tụng kinh cầu cho vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu.
6. Vua Lý Thái Tông thường thân chinh đi đánh đông dẹp bắc, đúng hay sai?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Thời bấy giờ hoàng đế không đặt quan tiết trấn; những việc binh việc dân ở các châu đều giao cả cho người châu mục. Mạn thượng du có người tù trưởng quản lĩnh. Vì quyền hành những người này quá to nên thường nảy sinh phản nghịch. Ngoài ra, những nước như Chiêm Thành và Ai Lao (Lào) thường hay sang quấy nhiễu, bởi vậy Lý Thái Tông phải mất rất nhiều công dẹp loạn. Tiêu biểu là việc Lý Thái Tông nhiều lần phải dẹp loạn họ Nùng. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xưng là "Chiêu Thành hoàng đế", lập A Nùng làm "Minh Đức Hoàng hậu", đặt quốc hiệu là "Trường Sinh quốc" rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Tháng 2 năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh, Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông bị bắt đem về kinh đô, sau đó bị giết. A Nùng và người con khác là Nùng Trí Cao chạy thoát. Vào các năm 1041, 1048, 1052, Nùng Trí Cao lại làm phản, nhưng đều bị dẹp. Lý Thái Tông lên làm vua hơn 15 năm, mà nước Chiêm Thành láng giềng không chịu thông sứ, còn quấy nhiễu. Ông bèn sắp sửa binh thuyền sang đánh Chiêm Thành. Năm 1044, hoàng đế Lý Thái Tông đi đánh. Quân Chiêm dàn trận ở phía nam sông Ngũ Bồ. Lý Thái Tông thúc quân đánh tràn sang, quân Chiêm thua chạy. Quân Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém chết vua Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II) đem đầu sang xin hàng.
7. Vua Lý Thái Tông biết xem tướng để nhìn ra kẻ phản trắc?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Vua Lý Thái Tông ngự ở hành dinh (Châu Ái - ND), ban yến cho các quan hầu và tướng súy, ngầm chỉ Định Thắng Đại Tướng là Nguyễn Khánh mà bảo các phi tần rằng: Khánh thế nào cũng làm phản. Các phi tần đều kinh ngạc hỏi: Bệ hạ làm sao mà biết, xin nói rõ cho. Vua nói: Lòng Khánh có điều không thường nên nhìn trẫm có vẻ hổ thẹn, đi đứng thất thố, nói năng trái lẽ. Lấy đó mà xét thì đủ biết là nó có ý khác, hình trạng đã rõ lắm rồi. Quả nhiên sau này Nguyễn Khánh cấu kết cùng các quan khác mưu phản.
8. Lý Thái Tông là hoàng đế nhân hậu, đúng hay sai?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Đáp án A. Sử sách đánh giá, Lý Thái Tông là hoàng đế giỏi thời nhà Lý. Hơn 30 năm chinh chiến và trị quốc, ông đã củng cố nền cai trị của nhà Lý, chống lại những nguy cơ chia cắt, bạo loạn, xâm lấn, thu phục lòng dân, khiến nước Đại Cồ Việt vững mạnh. Ông dẹp loạn đảng làm phản như Loạn họ Nùng; bên ngoài Đế đánh được Chiêm Thành, nhờ vậy nhân dân an hưởng thái bình. Ông là bậc minh quân hết lòng yêu nước thương dân, thường quan tâm đến việc đồng áng của nông dân, ra ruộng đồng động viên dân gặt hái, thu mùa màng cho kịp, nhiều lần đi cày ruộng cùng dân. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Năm Canh Thìn (1040) vua Thái Tông dạy các cung nữ làm ra gấm vóc dùng trong triều đình chứ không phải dùng đến gấm vóc của nhà Tống". Ông có lòng nhân hậu hiếm có trong lịch sử quân vương của cả Việt Nam và thế giới. Dù tài năng võ công của ông đủ sức tiêu diệt tất cả kẻ thù nhưng ông lúc nào cũng hạn chế giết người và luôn tha cho đối phương kể cả khi họ phạm đại tội phản loạn (vốn là tội nặng nhất, tội chết thời phong kiến). Mùa đông, ngày 1/10 năm Giáp Ngọ (1054), vua Lý Thái Tông mất ở điện Trường Xuân. Thái tử Nhật Tôn lên ngôi ngay trước linh cữu, lấy hiệu là Lý Thánh Tông.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm