Thương vụ Mobifone mua AVG:

Vì sao ông Phạm Nhật Vũ bị bắt?

Bị can Phạm Nhật Vũ
Bị can Phạm Nhật Vũ
TP - Diễn biến điều tra mới nhất liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% AVG, cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty AVG về tội “đưa hối lộ”...

Hai cựu Bộ trưởng bị điều tra thêm tội nhận hối lộ

 Ngày 13/4, Bộ Công an cho biết, quá trình điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan, Cơ quan CSĐT (C03) – Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) về tội “đưa hối lộ”; đồng thời khởi tố bổ sung tội danh “nhận hối lộ” đối  với bốn bị can khác gồm: hai cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT là ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn; Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch và Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc Mobifone. Trước đó, các ông Son, Tuấn, Trà, Hải đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vì sao ông Phạm Nhật Vũ bị bắt? ảnh 1 Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn

Liên quan đến những sai phạm trong thương vụ nghìn tỷ nêu trên, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an cũng đã khởi tố, bắt giam đối với Võ Văn Mạnh, nguyên Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX – đây là Công ty đã “thổi” giá trị AVG lên 16.565 tỷ đồng trong đó 13.448 tỷ đồng là giá trị tài sản vô hình.

“Thổi” giá AVG, cựu giám đốc Công ty AMAX bị bắt giam

Bị can Võ Văn Mạnh, nguyên Giám đốc và Hoàng Duy Quang, nhân viên Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX đều bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” , quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015, với vai trò đồng phạm.

Trước khi cơ quan điều tra vào cuộc điều tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kết luận thanh tra việc Mobifone mua 95% cổ phần AVG. Tại kết luận thanh tra, TTCP đã chỉ rõ: tổng giá trị tài sản của AVG ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chỉ hơn 3.260 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là hơn 1.266 tỷ đồng, đầu tư ra ngoài ngành 2,473 tỷ đồng, phải đi vay tiền để làm truyền hình…, song AVG vẫn được định giá hơn 16.565 tỷ đồng, trong đó 13.448 tỷ đồng là giá trị tài sản vô hình.

Cụ thể, TTCP cho biết,  tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 31/3/2015, tổng tài sản 3.260 tỷ đồng; nợ phải trả hơn 1.266 tỷ đồng; giá trị còn lại của tài sản cố định là hơn 208 tỷ đồng. Tổng tài sản sau khi loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình (tổng số tiền 2.473 tỷ đồng) thì giá trị tài sản của lĩnh vực truyền hình là hơn 787 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 1.266 tỷ đồng, do đó vốn kinh doanh của mảng truyền hình âm 479 tỷ đồng.

Mặt khác, từ khi thành lập đến thời điểm thẩm định giá liên tục lỗ, nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng. TTCP xác định con số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 là 1.632 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ).

Dù thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của AVG từ khi thành lập đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để mua bán cổ phần là rất khó khăn, nợ cả nghìn tỷ, làm truyền hình thì thua lỗ, song các công ty tư vấn định giá đã “dán” những con số khủng lên thương hiệu của AVG.

Trong đó, Cty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng; Cty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng.

Còn Cty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng. Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

TTCP cho rằng, kết quả thẩm định giá của AMAX đưa ra là không có cơ sở. Về giá trị tài sản vô hình của AVG mà AMAX định giá, TTCP đã trưng cầu giám định của Bộ Tài chính nhưng không có kết quả.

Ngoài ra, thông tin từ TTCP cũng cho biết, Cty AMAX đã sử dụng nguồn tài liệu bất hợp pháp trong quá trình định giá AVG. Đơn vị tư vấn này sử dụng nguồn số liệu của VCBS. 

MỚI - NÓNG