Vì sao là ‘Chiếc khăn piêu’?

Vì sao là ‘Chiếc khăn piêu’?
Việc ca sĩ Tùng Dương giành giải Bài hát yêu thích của năm trong chương trình Bài hát yêu thích vừa qua đã gây nên nhiều câu hỏi rằng liệu một ca khúc cũ có thể đi so sánh với một ca khúc mới hoàn toàn?

Vì sao là ‘Chiếc khăn piêu’?

> 'Không có chuyện Người Hát Tình Ca được rút'

> “Bài hát tiền tỷ” và văn hóa chấp nhận

Việc ca sĩ Tùng Dương giành giải Bài hát yêu thích của năm trong chương trình Bài hát yêu thích vừa qua đã gây nên nhiều câu hỏi rằng liệu một ca khúc cũ có thể đi so sánh với một ca khúc mới hoàn toàn?

Nhạc sĩ Doãn Nho và ca sĩ Tùng Dương nhận giải Bài hát yêu thích của năm. Tổng giá trị giải thưởng là 1 tỷ đồng cho ca sĩ và 300 triệu đồng cho người sáng tác
Nhạc sĩ Doãn Nho và ca sĩ Tùng Dương nhận giải Bài hát yêu thích của năm. Tổng giá trị giải thưởng là 1 tỷ đồng cho ca sĩ và 300 triệu đồng cho người sáng tác.
 

Làm mới - Chuyện cũ vẫn đáng nói

Bài hát mới chưa đủ sức để có thể tạo một sự choáng váng cho người nghe, điều này rất khác với 10 năm trước khi bài nào mới phát hành cũng đủ sức thành “hit”. Người hát tình ca là một bài hát khá nhưng để so với một tượng đài như Chiếc khăn piêu thì lại là một chuyện khác.

Vấn đề đặt ra là nếu bài này không phải là Tùng Dương mà là một ca sĩ nào khác và phối theo kiểu cũ thì liệu nó có vượt qua được tất cả để trở thành ngôi đầu hay không? Tất nhiên, chuyện cảm nhận âm nhạc là chuyện theo gout của mỗi cá nhân nhưng ở trường hợp Tùng Dương thì anh đã mang đến cho người nghe một ca khúc rất cũ với bản phối rất khác lạ.

Chiếc khăn piêu là một sáng tác của nhạc sĩ Doãn Nho và nó từng là một bài hát rất quen thuộc. Nó quen thuộc đến nỗi trở thành bài thanh nhạc trong chương trình giảng dạy phổ thông của Nhạc viện Hà Nội.

Năm 2001, Chiếc khăn piêu trở lại với một diện mạo mới qua phần trình bày của ca sĩ Hương Thanh, nằm trong album được Hãng đĩa ACT phát hành tại Đức, Dragonfly. Ca khúc này có tên tiếng Anh là What The Birds Say và người phối khí cho nó không ai khác chính là nhạc sĩ Nguyên Lê. Bản phối của Nguyên Lê cho Hương Thanh và Tùng Dương gần như là giống nhau, có khác chăng là bản phối của Dương hiện đại và dày hơn mà thôi.

Một điều khác nữa là giọng hát của Hương Thanh trong phần phối của Nguyên Lê khá mộc mạc và nhẹ nhàng. Đó là bởi Hương Thanh mỗi khi cộng tác với Nguyên Lê thì giọng hát của chị luôn giữ vai trò như là một nhạc cụ trong tổng thể hòa âm của Nguyên Lê. Trong khi đó, với bản phối của Nguyên Lê, Tùng Dương lại khẳng định chắc nịch bằng sức mạnh của giọng hát mình, giọng hát của anh là trái tim của bài hát.

Chiếc khăn piêu tự thân nó đã là một bài lạ. Bản thân người phối khí nó là nhạc sĩ Nguyên Lê, người chuyên dùng các chất liệu âm nhạc dân tộc trong các tác phẩm âm nhạc, đã dùng chất liệu phương Tây để phối lại với âm hưởng của electronic, đưa vào một không gian âm nhạc mới lạ hoàn toàn. Và công chúng bị chính tinh thần mới lạ ấy thu hút, dù đó là một bài có tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Những người trẻ, dù không cần biết đó là bài dân ca gì thì cũng thấy hay.

Cũng cần phải nói thêm rằng, nếu như Tùng Dương chọn một bài hát tiền chiến thì điều đó là hết sức… bình thường. Nhưng anh đã rất khôn khéo chọn được Chiếc khăn piêu, một bài hát gần như có thể minh chứng Tùng Dương vẫn còn quái trong suốt năm 2012, khi mà thật sự gần như cả năm 2012, anh chỉ đi lưu diễn với những bản tình ca mềm mại.

Thêm nữa, bản thân tinh thần của bài hát Chiếc khăn piêu có tính đại chúng rất cao. Giai điệu, tiết tấu rất dễ nghe, dễ hát theo, vui nhộn và quan trọng là công chúng đủ mọi tầng lớp đều có thể nghe và thích được. Điều này sẽ khác với Người hát tình ca của Uyên Linh khi ca khúc của cô, dù tốt, cũng chỉ được một phân khúc là giới trẻ, đón nhận. Đó còn chưa kể trong bộ phận công chúng phổ thông, thì chất dân ca hầu như đều nằm sẵn trong máu nên khi họ tiếp nhận một ca khúc dân ca, dù là của dân tộc thiểu số, thì giai điệu sẽ dễ đi vào lòng hơn.

Với những người đã từng nghe Chiếc khăn piêu trước đây thì họ sẽ cảm thấy mới lạ và hấp dẫn. Với những người trẻ chưa biết bài này lần nào thì họ sẽ bị thu phục bởi giai điệu vui tươi và hiện đại. Nếu xét về chuyện này thì ca khúc của Uyên Linh chỉ có được một vế, là ca khúc mới thuần túy và như vậy nó cần phải có thêm thời gian chinh phục. Xét về mặt bình chọn, cũng cho thấy chút ít khác biệt, khi loại bỏ trường hợp của fan bầu chọn thì Chiếc khăn piêu có lợi thế hơn bởi được nghe sâu và rộng hơn.

Chiếc khăn piêu là một ví dụ nữa cho sự thành công trong việc làm mới những giá trị cũ. Nhiều người vẫn còn nhớ bài Tiếng đàn bầu một thời được biết đến với giọng hát Kiều Hưng. Phải mất một thời gian dài sau ca khúc này mới trở lại thành một cú “hit” sau khi được trình bày bởi giọng ca Trọng Tấn tại cuộc thi Sao Mai 1999.

Xa hơn tí nữa còn có Thanh Lam với những Huyền thoại hồ Núi Cốc, Hồ trên núi. Cả hai ca khúc này đều đã phủ bụi thời gian cho đến khi Thanh Lam “khai quật” và đưa nó lên một tầm cao mới với giọng hát phiêu linh của mình. Sau khi Thanh Lam thể hiện quá thành công, ca khúc Huyền thoại hồ Núi Cốc bỗng chốc được hát ở khắp nơi và cuộc thi hát nào cũng có người thể hiện ca khúc này.

Sẽ có nhiều ý kiến về việc bình chọn cho một ca khúc cũ hay là một ca khúc mới hoàn toàn. Nhưng ở cuộc thi như Bài hát yêu thích, thì cái sự “yêu thích” đã là mang tính vô chừng, mỗi người mỗi vẻ và ít ai quan tâm đến chuyện cũ hay mới ngoài chuyện mình có yêu thích nó hay không. Và bản thân những bài như Chiếc khăn piêu hay Tiếng đàn bầu thì tự thân đó đều là những ca khúc hay, chỉ có chăng nó bị “đắp chăn” một thời gian trước khi được đem ra phủi bụi và điểm tô để mang diện mạo mới, có hơi thở đương đại.

Đường bay của khăn piêu

Để có được thành công trong Bài hát yêu thích, ngoài cảm ơn sự bầu chọn của khán giả chương trình thì có lẽ Tùng Dương nên cảm ơn thêm… YouTube. Bài hát này lần đầu tiên Tùng Dương hát là trong lần trở về Việt Nam biểu diễn lần thứ hai của nhạc sĩ Nguyên Lê tại Roof Top (Hà Nội) vào tháng 7-2011. Lần đó tất cả những người làm nghề, những nhà chuyên môn đều đánh giá rất cao âm nhạc Nguyên Lê và phần trình bày của Tùng Dương. Nhưng do quy mô buổi biểu diễn này khá nhỏ nên dù “trên tầng cao” nhưng khăn piêu lại không bay được vì… thiếu gió.

Phải đến lễ trao giải Cống hiến của báo Thể thao & Văn hóa tổ chức vào tháng 4/2012, Tùng Dương hát lại bài này và được truyền trực tiếp trên VTV1 thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi, sau đó ca khúc này được lan truyền trên YouTube và trở thành cơn sốt.

Sự phản hồi tích cực từ công chúng khiến Tùng Dương quyết định đem nó dự thi Bài hát yêu thích khi cuộc thi đã đi đến chặng cuối (tháng 11) và chiến thắng thuyết phục bất chấp Người hát tình ca là ca khúc biểu diễn từ live show đầu tiên, đứng đầu về số lần nhất Bảng xếp hạng tuần của chương trình Bài hát yêu thích, liên tục lọt vào Top 10 được bình chọn nhiều nhất.

Sự chiến thắng của Chiếc khăn piêu có thể xem là một thước đo cảm nhận của thị trường âm nhạc và có thể sẽ là một cú hích cho những người làm âm nhạc tử tế, văn minh với niềm tin giá trị thật sự sẽ được nhìn nhận công bằng từ công chúng.

Theo Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG