Văn hóa sa thải HLV

Văn hóa sa thải HLV
Giải VĐQG Brazil 2011, gồm 20 đội, diễn ra từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 12. Chỉ trong khoảng 6 tháng, với 38 vòng đấu, có đến 29 HLV chia tay CLB, trong đó 3 người từ chức và 26 người bị sa thải. Như thế đã là… hơi ít so với thông lệ.

Mọi mùa, bình quân mỗi CLB ở đẳng cấp cao nhất tại Brazil thay HLV 2 lần trong vòng 1 năm. Riêng giải VĐQG thường có 1 HLV ra đi sau mỗi vòng đấu. Có HLV bị sa thải chỉ… 2 ngày sau khi được bổ nhiệm. Có HLV bị sa thải trong phòng thay đồ, tức là ngay sau trận đấu. Họ có đau buồn hay không, đấy lại là chuyện khác.

Mùa 2011, HLV Adilson Batista bị sa thải đến 3 lần (Santos, Atletico Paranaense, và Sao Paulo). HLV Rene Simoes bị sa thải 2 lần (Atletico Goianiense, Bahia). Điều đó cho thấy, HLV bị sa thải tại Brazil luôn có khả năng tìm việc ở CLB khác một cách dễ dàng. Người ta khẳng định: “vòng xoay ngựa gỗ” trong làng HLV là một phần không thể tách rời của văn hóa bóng đá Brazil.

Ở Brazil, bóng lăn quanh năm, dẫn đến hệ quả là các CLB không có thời gian chuẩn bị cho mùa bóng một cách kỹ lưỡng. Cạnh đó là tình trạng chảy máu ngôi sao, cầu thủ ra đi hàng loạt trong mùa chuyển nhượng của bóng đá châu u, không kể trình độ tổ chức chưa bao giờ được đánh giá cao tại xứ sở Samba. Thế nên, các đội đều không đảm bảo thành tích, và họ trả lương không cao cho HLV.

Mặt khác, dẫn dắt một CLB đôi khi chỉ là cái cớ để HLV phát hiện cầu thủ và làm cò chuyển nhượng “chui”, nên họ cũng chấp nhận mức lương không cao. Từ đó, việc sa thải có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cũng có nhiều trường hợp, các cầu thủ cố tình lơi chân. Họ chỉ cần thua 2-3 vòng là HLV “đáng ghét” có thể bị đuổi, sau đó mọi chuyện lại khác! Thoạt nghe, kể cũng phi lý. Nhưng bóng đá Brazil, ở tầm CLB, đã là như vậy suốt hàng chục năm rồi. HLV Brazil như thế là sướng hay khổ?

Theo Bongdaplus

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.