Vắc xin phòng bệnh lao BCG

Vắc xin phòng bệnh lao BCG
Vắc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo.Trước khi sử dụng phải hoà tan vắc xin với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh nó phải được bảo quản ở nhiệt độ 2- 8 độ C. Phần vắc xin còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải huỷ bỏ.

Vắc xin phòng bệnh lao BCG

Vắc xin BCG có dạng bột và có dung môi pha hồi chỉnh kèm theo.Trước khi sử dụng phải hoà tan vắc xin với dung môi đi kèm. Sau khi pha hồi chỉnh nó phải được bảo quản ở nhiệt độ 2- 8 độ C. Phần vắc xin còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải huỷ bỏ.

Ai nên tiêm loại thuốc này?

Tiêm vắc xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh. Ngoài ra có thể tiêm vắc xin BCG cho các đối tượng nguy cơ cao, sau khi làm test tuberculin âm tính như: những người liên tục tiếp xúc với bệnh nhân lao, những người nghiện chích, các tù nhân v.v.v..

Vắc xin BCG được tiêm trong da, vào mặt ngoài phía trên cánh tay trái với các liều lượng:

-trẻ dưới 1 tuổi: 0,05 mg / 0,1 ml

- trẻ trên 1 tuổi: 0,1mg / 0,1 ml

Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm là gì?

Các loại thuốc tiêm phòng rất an toàn. Tiêm chủng an toàn hơn nhiều so với bị bệnh lao.

Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm. Thông thường sau khi tiêm vắc xin BCG khoảng 2- 3 chỗ tiêm bị viêm tấy nhẹ, sau đó thành vết loét nhỏ. Viết loét sẽ tự lành không cần phải điều trị gì và để lại một sẹo nhỏ có đường kính từ 3- 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch. Nếu không có sẹo cần tiêm lại liều vắc xin khác.

Những phản ứng hiếm gặp gồm: Sưng hoặc áp xe tại chỗ tiêm. Sưng hạch có thể gây mủ, xảy ra trong vòng 2- 6 tháng sau khi tiêm, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng. Sưng hạch hoặc áp xe thường xảy ra do tiêm không đảm bảo vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin, nhưng phổ biến nhất là do thay vì tiêm trong da thì lại tiêm dưới da.

Có rất ít phản ứng nặng sau tiêm BCG. Có khoảng 1/1.000.000 trường hợp bị nhiễm lao sau tiêm BCG, hay xảy ra ở những trường hợp nhiễm HIV hoặc những trường hợp thiếu hụt miễn dịch nặng.

Ai không nên tiêm vắc xin BCG?

- Không tiêm vắc xin BCG cho những người: có test tuberculin (+), có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh AIDS và phụ nữ có thai.

- Hoãn tiêm đối với trẻ: đẻ non cân nặng dưới 2,5kg, trẻ đang bị sốt, bị bệnh truyền nhiễm cấp tính và bị viêm da có mủ.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG