Trung Quốc xây các công trình bí ẩn giữa sa mạc
Các bức ảnh vệ tinh được chụp bởi Google Earth đã hé lộ một khu vực xây dựng bí ẩn giữa một sa mạc ở Trung Quốc.
Allen Thomson, cựu chuyên gia phân tích của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), đang tìm kiếm một địa điểm quan sát quỹ đạo gần thành phố Kashgar ở tây nam Trung Quốc, thì phát hiện các đường kẻ và toà nhà kỳ lạ, dường như là một tổ hợp các công trình và đường xá.
Cựu chuyên gia phân tích của CIA không lý giải được những công trình kỳ lạ đó. “Tôi không có bất kỳ manh mối nào cho thấy công trình đó là gì”, ông Thomson nói với tạp chí Wired.
“Nhưng khu phức hợp khá rộng. Các công trình rất to, đẹp và trông kỳ lạ. Chúng mọc lên với tốc độ rất nhanh”, ông Thomson nói.
Ông Thomson, vốn nghỉ hưu tại CIA năm 1985, cũng từng phát hiện trên Google Earth những điều kỳ lạ tương tự tại Trung Quốc trước đó, đơn cử như các mạng khổng lồ vào năm 2011 mà có vẻ giống các mạng vệ tinh. Nhưng lần này ông Thomson không đoán được mục đích khu phức hợp.
Đây không phải lần đầu tiên những toà nhà và hình thù kỳ lạ được phát hiện bằng Google Earth tại các khu vực hẻo lánh của Trung Quốc.
Hồi năm 2011, các hình thù bí ẩn đã được phát hiện trên sa mạc Gobi ở đông bắc Trung Quốc mà cho tới nay vẫn chưa được lý giải.
Nhưng cư dân mạng trên các diễn đàn trực tuyến vẫn bàn luận sôi nổi về mục đích của các toà nhà.
Số người đồn đoán chúng là “những mật mã” được thiết kế để nghiên cứu UFO, trong khi các nhà nghiên cứu nói rằng một số có thể được sử dụng để theo dõi các camera trên các vệ tinh gián điệp của Trung Quốc
Hồi năm ngoái, trên sa mạc Gobi, các toà nhà và các công trình đường xá đã dẫn tới những giả thuyết nghiêm trọng hơn mà một cường quốc như Trung Quốc có thể tiến hành như chế tạo bom hạt nhân, thử nghiệm máy bay chiến đấu hay các trường dạy lái xe.
Ảnh khu phức hợp bí ẩn:
Ảnh vệ tinh chụp khu phức hợp bí ẩn ở tây nam Trung Quốc. |
Khu vực xây dựng nằm xa khu dân cư.
Khu phức hợp dường như được thi công với tốc độ rất nhanh.
Không ai biết khu phức hợp này dùng để làm gì.
An Bình
Theo DM, Dân Trí