Hải quân Trung Quốc hiện có 2 tàu sân bay đang hoạt động, gồm tàu Liêu Ninh được cải hoán tàu tàu sân bay cũ của Liên Xô, và tàu Type 001A được hạ thủy năm 2018 và đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm. Một chiếc thuộc Type 002 được bắt đầu chế tạo từ năm 2017 và một chiếc nữa đang nằm trong kế hoạch. Báo SCMP gần đây đưa tin 2 chiếc Type 002 sẽ được hoàn tất, nhưng kế hoạch làm tàu thứ năm và chiếc chạy bằng nhiên liệu hạt nhân trong tương lai sẽ phải hoãn lại.
Đây là bước trì hoãn đáng kể đối với tham vọng phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. Mới đầu năm nay, các chuyên gia hải quân Trung Quốc nói rằng nước này sẽ có ít nhất 6 tàu sân bay vào năm 2035. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giao nhiệm vụ cho quân đội hoàn thành quy trình hiện đại hóa vào năm 2035.
Nhưng nhiều nguồn tin quân sự nội bộ nói với báo SCMP rằng các kỹ sư Trung Quốc đang chật vật vượt qua những thách thức kỹ thuật khi chế tạo chiếc Type 002 và họ cũng khó khăn khi vận dụng kiến thức chế tạo tàu ngầm hạt nhân sang tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
“Không có kế hoạch nào về việc chế tạo thêm tàu sân bay”, nguồn tin nói.
Nếu điều này là đúng, có vẻ đây là sự thay đổi nhanh chóng trong đường hướng chiến lược của hải quân Trung Quốc. Trung tâm phân tích quốc tế và chiến lược (CSIS), một cơ quan nghiên cứu tư vấn chính sách tại Mỹ, gần đây công bố các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc mở rộng đáng kể khu nhà xưởng nơi đang chế tạo tàu sân bay Type 002.
Một chuyên gia của CSIS nói với Reuters: “Rất khó để tưởng tượng sự mở rộng đó chỉ để chế tạo 1 tàu. Nó giống như một không gian đặc biệt dành cho chế tạo tàu sân bay hoặc những tàu cỡ lớn khác”.
Tham vọng tàu sân bay của Trung Quốc và xưởng đóng tàu mở rộng có thể là sản phẩm của niềm hy vọng tình hình kinh tế tốt hơn. Nhưng trong mùa hè này, các nguồn tin quân đội nói với báo SCMP rằng Hải quân Trung Quốc đang đánh giá lại các kế hoạch đóng tàu vì kinh tế phát triển chậm lại và chi phí quá lớn không chỉ liên quan đến xây dựng đội tàu lớn hiện đại mà cả chi phí vận hành và duy tu chúng. Những quyết định đó không chỉ ảnh hưởng đến đội tàu sân bay mà cả các tàu tấn công đổ bộ và tàu khu trục mới của Trung Quốc.
Chi phí khổng lồ cho đội tàu mới cho thấy tính rủi ro lớn trong đầu tư chiến lược của nước này. Tàu sân bay hữu ích khi phục vụ máy bay cất và hạ cánh, nhưng Trung Quốc còn đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật lớn khi chế tạo các dòng máy bay hiện đại có thể cất và hạ cánh từ tàu sân bay hơn là chế tạo tàu sân bay.
“Trung Quốc có thể cần 10-20 năm nữa để phát triển thế hệ máy bay hoạt động trên tàu sân bay, nhĩa là J-15 vẫn phải lại ngựa chiến chính trong một giai đoạn nữa, dù dòng máy bay này vẫn gặp các vấn đề về động cơ và kiểm soát bay”, một nguồn tin nói với SCMP.
Không có máy bay mới, năng lực chiến dấu của đội tàu sân bya Trung Quốc vẫn gặp nhiều bất lợi trước Mỹ.
Ngoài ra, với 2 tàu Liêu Ninh và Type 002, một nửa đội tàu sân bay của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với các vấn đề kỹ thuật và động cơ, nên Hải quân Trung Quốc chỉ xác định sử dụng Liêu Ninh vào mục đích huấn luyện và thử nghiệm chứ không phải để ra chiến trường.
Nếu đội tàu sân bay của Trung Quốc bị giới hạn ở số 4, việc một tàu chỉ được dùng để huấn luyện sẽ làm giảm đáng kể năng lực triển khai chiến dịch. Thế nên Hải quân Trung Quốc sẽ phải nâng cấp Liêu Ninh lên để đóng một số vai trò trên chiến trường. Tháng 4 năm nay, một sĩ quan cao cấp trên tàu Liêu Ninh nói với báo chí Trung Quốc: “Liêu Ninh đang chuyển từ môt tàu thử nghiệm và huấn luyện sang thành tàu chiến đấu. Tôi tin rằng quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn, và chúng ta sẽ sớm đạt được mục tiêu”.
Trung Quốc có thể phải thừa nhận những thách thức mà đội tàu của họ phải đối mặt khi hoạt động ở chuỗi đảo thứ nhất. Các hải quân ở Đông Nam Á đang mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng đội tàu ngầm của họ. Singapore đang mua 4 tàu ngầm hiện đại từ Đức, còn Indonesia mua và lắp ráp một đội tàu ngầm mới từ Hàn Quốc.
Được trang bị ngư lôi và tên lửa chống hạm hiện đại, những tàu ngầm này có thể hạn chế đáng kể năng lực hoạt động của các tàu sân bay Trung Quốc trên biển Đông nếu xung đột nổ ra. Ở các khu vực khác của Thái Bình Dương, Hàn Quốc và Nhật Bản đang sản xuất tàu ngầm nội địa hiện đại, còn Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang phát triển chương trình tàu ngầm nội địa của mình.
Ngoài khu vực chuỗi đảo thứ nhất, các tàu sân bay Trung Quốc sẽ phải đối mặt với đội tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Mỹ.
Đứng trước nhiều thách thức kỹ thuật và hiệu quả hoạt động thấp hơn kỳ vọng, trong môi trường hoạt động ngày càng nhiều đe dọa, chi phí gia tăng trong khi nền kinh tế phát triển chậm lại, việc Trung Quốc quyết định thu hẹp hạm đội tàu sân bay có vẻ không quá ngạc nhiên mà giống sự thận trọng chiến lược.