Trời hanh khô, ‘kẻ thù’ của bệnh da liễu thường gặp

0:00 / 0:00
0:00
Vào mùa mưa từ tháng 7 đến 11, thời tiết hanh khô, chuyển mùa lạnh là điều kiện thuận lợi cho loạt bệnh lý da liễu bùng phát như viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn, viêm da cơ địa, da khô vảy cá, thậm chí là… ghẻ.

Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang

Thời gian gần đây, phòng khám Da liễu Dr.Hs+ tiếp nhận nhiều bệnh nhân viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang. Bác sĩ Trịnh Thị Thu Hường cho biết đây là một phản ứng cấp tính của da với độc tố paederin của kiến ba khoang.

Bệnh nhân có tổn thương da là các dát đỏ thành dải, rải rác có thể kèm theo mụn nước, mụn mủ. Bệnh nhân kêu bị ngứa, rát bỏng, có khi đau.

Trời hanh khô, ‘kẻ thù’ của bệnh da liễu thường gặp ảnh 1

Bác sĩ phòng khám Da liễu Dr.Hs+ khám cho bệnh nhân

Chất paederin tạo nên phản ứng ở da trong vòng 24 giờ sau tiếp xúc. 60% bệnh nhân phát hiện bệnh sau một giấc ngủ. Trường hợp nhẹ có thể thấy ban đỏ trong 2 ngày sau đó tự hết. Sau 6-12 giờ tổn thương da đỏ cộm thành vệt, nề lên, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều. Nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da. Một số có tổn thương đối xứng ở khoeo tay, bẹn (dấu hiệu kissing).

Trời hanh khô, ‘kẻ thù’ của bệnh da liễu thường gặp ảnh 2

Tổn thương do kiến ba khoang đốt

Vị trí tổn thương thường gặp ở vùng da hở, nhưng có thể gặp ở bất kì đâu, kể cả vùng mặt và sinh dục do sự va quệt dịch, tiếp xúc chất paederin. Nếu vùng quanh mắt bị tổn thương có thể viêm kết mạc. Trong trường hợp rất nặng, các bọng nước có thể lan rộng, gây bội nhiễm, đau, rát và rất khó chịu, toàn thân có thể sốt, hạch vùng sưng đau.

Thầy thuốc khuyên phòng bệnh bằng tránh tiếp xúc với côn trùng này. Khi có cảm giác rát bỏng, nổi ban đỏ, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà cần phải đến cơ sở da liễu khám để được chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.

Viêm da cơ địa

Vị trí hay gặp của viêm da cơ địa là ở mặt, trán, mặt gấp các chi, gáy, mi mắt, cổ tay, mu tay, mu chân, trường hợp nặng có thể lan toàn thân.

Bệnh có yếu tố di truyền. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: Các dị nguyên trong không khí như chất thải của rệp nhà, len dạ…; ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng; thức ăn. Đặc biệt, thời tiết càng khô hanh thì da của người bệnh càng trở nên dày, khô, mốc trắng và ngứa.

Khi trời hanh khô, độ ẩm thấp, hàng rào bảo vệ của da và lớp ceramic trên bề mặt da bị giảm khiến da dễ bị mất nước, gây khô da.

Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng.

Chuyển sang mạn tính, da bệnh nhân dày thâm, ranh giới rõ, các vết nứt đau; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.

Việc điều trị không dễ bởi các tổn thương bị nhiễm khuẩn, dùng thuốc hay có tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh nên được bác sỹ da liễu chỉ định dùng thuốc và theo dõi chặt; Tuyệt đối không gãi, không cạo, không chà xát; Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước lã bình thường ngày 2 lần, không dùng xà phòng.

Da khô vảy cá

Bệnh có thể do di truyền hoặc mắc phải. Đây là tình trạng da bị tổn thương khi các tế bào chết không bị loại bỏ mà khô dần đi, tích tụ thành các mảng bám ở trên bề mặt da giống vảy cá. Bệnh thường nặng về mùa đông khi khí hậu khô, lạnh. Khi bị bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Trời hanh khô, ‘kẻ thù’ của bệnh da liễu thường gặp ảnh 3

Bệnh da vảy cá khiến các mảng da bong tróc ngứa rát rất khó chịu

Bệnh nhân có thể gần như không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp biểu hiện da mờ, da có màu trắng xám và những lằn ngang dọc. Nặng hơn, da bị mất nước nhiều sẽ tróc vảy, nứt nẻ có thể thành đường, ngứa hoặc viêm, chảy máu. Da khô kéo dài sẽ dễ làm những nếp nhăn hằn rõ hơn. Bệnh khiến bệnh nhân mất tự tin vì ảnh hưởng thẩm mỹ.

Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh, hạn chế sự khó chịu cho người bệnh: Không gãi, không dùng xà phòng, không tắm nước nóng quá; Tắm rửa nhẹ nhàng không chà mạnh; Tắm bằng các sữa tắm làm dịu da; Nên bôi duy trì các loại kem làm mềm da, dịu da, nhất là sau khi tắm.

Ghẻ

Đây là bệnh da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện ở vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sinh hoạt. Gần đây, phòng khám Da liễu Dr.Hs+ tiếp nhận nhiều bệnh nhân là sinh viên sống nhà trọ tập thể đến khám vì biểu hiện ghẻ.

Bệnh do ký sinh trùng ghẻ gây nên, lây do nằm chung giường, mặc quần áo chung, qua tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục.

Bệnh nhân ghẻ sẽ ngứa rất dữ dội và tăng lên vào ban đêm vì lúc đi ngủ, cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.

Tổn thương đặc hiệu của ghẻ là luống ghẻ và mụn nước, sắp xếp rải rác, riêng rẽ. Thương tổn đỏ, bong vảy da, thỉnh thoảng có các nốt và sẩn đóng vảy, thường gặp ở các vùng da mỏng như nếp kẽ, bờ bên các ngón tay, nấp gấp cổ tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, nách, cơ quan sinh dục…

Nhiều bệnh nhân ghẻ có da như "khảm xà cừ" hoặc tranh "hình hoa gấm" do bị ngứa nên gãi, gây nhiễm khuẩn. Vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt, sẹo thâm màu, bạc màu...

Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh ghẻ sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Việc điều trị bệnh ghẻ cần áp dụng cho cả những người sống chung; Bôi thuốc phải đúng cách; Giặt sạch, phơi khô quần áo, chăn chiếu, các đồ dùng khác.

Phòng khám Da diễu Dr.Hs+ (22 Trương Công Giai, Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức chiến dịch khám da liễu toàn dân chỉ với 50.0000 đồng/lần. Đăng ký ngay tại địa chỉ: https://drhs.vn/

Trời hanh khô, ‘kẻ thù’ của bệnh da liễu thường gặp ảnh 4
MỚI - NÓNG