Triều Tiên cân nhắc việc xây dựng lòng tin với Mỹ

Quốc kỳ Mỹ và Triều Tiên được người dân Hà Nội giơ cao trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 tại Hà Nội. đầu năm nay.
Quốc kỳ Mỹ và Triều Tiên được người dân Hà Nội giơ cao trong dịp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 tại Hà Nội. đầu năm nay.
TPO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, nước này sẽ nỗ lực nối lại đàm phán với Mỹ, nhưng sự kiên nhẫn của họ có hạn. 

Phát biểu này được đưa ra một hôm sau khi 5 quốc gia châu Âu là thành viên của Liên Hợp Quốc thúc giục Triều Tiên hãy thực hiện các bước đi vững chắc cho việc từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân hoàn toàn, xác thực và không thể đảo ngược.

Triều Tiên cho biết, sự kiên nhẫn của họ có hạn và họ sẽ có thể có những bước tiếp theo để tạo dựng lòng tin với Mỹ.

Lời kêu gọi của 5 quốc gia châu Âu cũng diễn ra sau khi Triều Tiên xác nhận họ đã thử tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm và đây được xem là sự khiêu khích mới nhất của Triều Tiên kể từ khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 không đạt được thỏa thuận chung.

Thời gian gần đây, Triều Tiên tỏ ra có nhiều dấu hiệu tích cực để nối lại đàm phán Mỹ- Triều. Tuy nhiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên đặt ra những câu hỏi về sự kiềm chế của mình. Người phát ngôn Triều Tiên nói: “ Sự nhẫn nại của chúng tôi có hạn và không có luật nào cho thấy sự kiềm chế của chúng tôi cho tới nay vẫn tiếp tục vô hạn định”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng chỉ trích Liên Hợp Quốc đã không công bằng về việc tự vệ của Triều Tiên. Ngoài ra, Triều Tiên cũng cho rằng, việc Mỹ thử tên lửa xuyên lục địa Minuteman III mới đây rõ ràng là  nhằm gây sức ép với Triều Tiên.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng, sự nhắc nhở này của Liên Hợp Quốc sẽ làm cho họ cân nhắc các bước đi quan trọng để gây dựng niềm tin với Mỹ. Mặc dù người phát ngôn không nêu rõ các bước đi cụ thể, nhưng báo chí và quan chức Triều Tiên gợi ý rằng sẽ tạm dừng các cuộc thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân, trao trả hài cốt lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và một số cử chỉ thiện chí khác.

Theo KCNA, Yonhap
MỚI - NÓNG