Triển vọng thị trường căn hộ khu Tây

0:00 / 0:00
0:00
Mật độ dân số cao, nhu cầu nhà ở rất lớn nhưng nguồn cung hạn chế khiến mặt bằng giá căn hộ khu Tây TPHCM tăng trưởng đều đặn suốt thời gian vừa qua. Sắp tới, dự báo giá sẽ còn tăng nữa khi nhiều dự án hạ tầng quan trọng đồng loạt được triển khai tại khu Tây.
Triển vọng thị trường căn hộ khu Tây ảnh 1

Giai đoạn 1 dự án Akari City đã bàn giao cho khách hàng vào ở, giá giao dịch trên thị trường thứ cấp đang tăng khoảng 30%.

Nhu cầu cao nhưng nguồn cung quá ít

Khu Tây là cửa ngõ giao thương từ TPHCM về các tỉnh miền Tây, hoạt động kinh doanh nhộn nhịp như khu vực Chợ Lớn, Tên Lửa, chợ đầu mối Bình Điền... nên nhu cầu căn hộ rất cao. Các dự án chào bán giai đoạn trước khi dịch Covid-19 bùng phát đều ghi nhận sự hấp thụ tích cực của thị trường.

Tuy nhiên, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy vài năm gần đây nguồn cung căn hộ tại khu Tây rất ít so với khu Nam và khu Đông. Năm 2021 vừa qua, khu Tây chỉ đón nhận nguồn cung mới từ ba dự án căn hộ; còn lại là một số dự án đất nền vùng ven giáp tỉnh Long An. Nghiên cứu của DKRA Việt Nam đã chỉ ra năm 2021 phân khúc căn hộ tại khu Tây chỉ chiếm 17% nguồn cung mới so với 20% của khu Nam và 58% của khu Đông.

Nguyên nhân là khu Tây đã phát triển lâu đời, dân cư tập trung dày đặc nên rất khan hiếm quỹ đất phát triển dự án mới. Cũng vì vậy, giai đoạn vừa qua, thị trường khu Tây ít sôi động hơn so với các khu vực khác nhưng mức độ tăng giá và thanh khoản rất tốt. Các dự án đã bàn giao như Summer Square, Him Lam Chợ Lớn, Viva Riverside, Moonlight Boulevard… ghi nhận mức tăng giá khoảng 50-60% so với giá gốc từ chủ đầu tư. Đáng chú ý, tỷ lệ căn hộ sáng đèn của các dự án tại khu Tây khá cao, một phần bởi nhu cầu ở thực của người dân, phần khác do nhu cầu thuê nhà gần các trung tâm kinh doanh rất lớn.

Triển vọng thị trường căn hộ khu Tây ảnh 2

Trường liên cấp Ngô Thời Nhiệm 1,8ha – một tiện ích đắt giá phục vụ con em cư dân Akari City.

Tạo động lực cho sự phát triển của thị trường bất động sản khu Tây phải kể đến sự chuyển biến mạnh mẽ của hệ thống tiện ích. Hiện nay, khu Tây không thiếu bất cứ tiện ích nào, từ các trung tâm thương mại Aeon Mall, MM Mega Market, Hùng Vương Plaza, Go!, Co.opmart, rạp chiếu phim Galaxy, cho đến hệ thống bệnh viện quốc tế như Triều An, City Hospital…

Khảo sát của một số doanh nghiệp ghi nhận mức độ tăng giá bất động sản tại khu Tây trung bình khoảng 20%/năm; các dự án ở mặt tiền đường lớn có thể tăng đến 35%/năm. Từ tầm 28-30 triệu đồng/m2 năm 2018 hiện nay giá căn hộ khu Tây đã lên mức 45 – 50 triệu đồng/m2. Một số dự án đầu tư chất lượng và vị trí đẹp, mặt tiền các trục giao thông chính chạm ngưỡng 70 – 80 triệu đồng/m2.

Tuy vậy, mặt bằng giá căn hộ tại khu Tây vẫn được xem là khá mềm so với thị trường chung. Cùng mức độ đầu tư và tương đương về khoảng cách vào trung tâm thành phố nhưng giá căn hộ khu Nam và khu Đông có thể cao hơn khu Tây từ 30-40%. Điều này đang khiến khu Tây trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người có nhu cầu ở thực.

Chuyển động mới của hệ thống hạ tầng

Lâu nay, hệ thống hạ tầng của khu Tây tuy không quá hiện đại nhưng vẫn được đánh giá là đáp ứng tốt nhu cầu kết nối với các khu vực xung quanh với các trục chính như quốc lộ 1A, đại lộ Võ Văn Kiệt, An Dương Vương, Hồng Bàng, Hậu Giang, cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Nguyễn Văn Linh…

Sắp tới đây, bức tranh hạ tầng của khu Tây sẽ hoàn chỉnh hơn khi một loạt dự án trọng điểm được triển khai như Vành đai 2 đoạn từ quốc lộ 1A đến Nguyễn Văn Linh, mở rộng quốc lộ 50, cầu Bình Tiên, cầu bắc qua kênh Tàu Hủ và kênh Đôi, đường trên cao từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao Trường Chinh - Cộng Hòa (Tân Bình), tuyến Metro 3A (Bến Thành – Tân Kiên), đường sắt TPHCM – Long An – Cần Thơ… Như vậy, từ khu Tây sẽ dễ dàng kết nối theo cả hai hướng xuyên tâm thành phố từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam cũng như về các tỉnh ĐBSCL.

Ở góc độ thị trường, nguồn cung căn hộ tại khu Tây trong năm 2022 vẫn khó có sự cải thiện trong bối cảnh điểm nghẽn thủ tục pháp lý để triển khai dự án vẫn chưa được tháo gỡ thông suốt. Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Akari City quy mô 8,5ha của tập đoàn Nam Long và các đối tác Nhật Bản là Hankyu Hanshin và Nishi Nippon RailRoad làm chủ đầu tư nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Bình Tân).

Triển vọng thị trường căn hộ khu Tây ảnh 3

Rất đông cư dân đã về tận hưởng cuộc sống tại khu căn hộ biệt lập Flora condominium giai đoạn 1 Akari City.

Là dự án căn hộ lớn nhất đang triển khai tại khu Tây, Akari City phát triển theo mô hình khu đô thị tích hợp đáp ứng trọn vẹn các nhu cầu thiết yếu: sống - học tập - vui chơi - giải trí - mua sắm với quy hoạch trục đại lộ thương mại lộ giới 42m, 5.500 căn hộ biệt lập dòng Flora và 23.000m2 diện tích thương mại - văn phòng. 1.800 căn hộ giai đoạn 1 đã bàn giao từ cuối năm 2021 và được một số khách hàng đang sang tay với giá chênh khoảng 30%.

Hiện nay, Akari City giai đoạn 2 đang sắp giới thiệu 1.600 căn hộ, giá dự kiến 2,5 tỷ đồng/căn 2 phòng ngủ. Tọa lạc tại vị trí thuận tiện nhất khu đô thị Akari City, các căn hộ thuộc giai đoạn 2 mở ra một không gian sống tiện nghi khi liền kề cụm trường học liên cấp quy mô hơn 18.000m2, quảng trường 2.500m2 nối liền trục đại lộ thương mại rộng 42m. Đặc biệt, bên cạnh các tiện ích của khu Tây, tiện ích chung của khu đô thị Akari City, các cư dân giai đoạn 2 còn sở hữu hệ thống tiện ích nội khu biệt lập chỉ dành riêng cho cư dân như hồ bơi người lớn và trẻ em, phòng gym – yoga, thể thao ngoài trời, khu tiệc gia đình, sân chơi trẻ em, nhà trẻ, khu BBQ ngoài trời, phòng đa năng...

Theo các chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều người nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư cho không gian sống. Do đó, những dự án lớn, quy hoạch bài bản, tích hợp đầy đủ tiện ích và di chuyển vào trung tâm thành phố thuận tiện như Akari City sẽ có lợi thế lớn để thu hút khách hàng trong giai đoạn sắp tới.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.