Trẻ ho kéo dài

Trẻ ho kéo dài
TP- Nhiều trường hợp trẻ ho kéo dài mãi không khỏi, đa phần bác sĩ sẽ chẩn đoán là ho do dị ứng hoặc chứng hen biến dị từ ho lâu. Nhưng nhiều trường hợp khám chuyên khoa phát hiện là Hội chứng chảy nhỏ giọt sau mũi.

Hội chứng chảy nhỏ giọt sau mũi là một loại triệu chứng do các loại bệnh tật cơ bản dẫn tới phần mũi họng nội tiết chất dịch chảy xuống họng kích thích làm ho liên tục, kéo dài.

Bệnh này chiếm vị trí trọng yếu trong các nguyên nhân gây chứng ho mạn tính, nhưng rất dễ bị chẩn đoán sót, chẩn đoán sai bởi vì phần lớn các trường hợp trẻ bị chứng ho kéo dài đều được đưa tới khám tại khoa hô hấp, trong khi nguyên nhân phát bệnh đích thực lại ở phần mũi, mà đa phần lại xuất phát từ đoạn sau trong khoang mũi và hốc mũi, nằm khuất nẻo, nên dễ bị bỏ sót.

Biểu hiện ở trẻ bị bệnh ho mạn tính (ho liên tục ba tuần trở lên), kiểm tra phổi bình thường, chụp X quang phần ngực cũng bình thường. Nhưng ở những trẻ này ngoài ho khan, ho có đờm... ra thường kêu ở phần cuống họng có cảm giác chất lỏng chảy nhỏ giọt, bị dính chất nhầy, họng ngứa khó chịu, liên tục khạc nhổ hoặc ngứa mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi...

Điều trị mũi cầm ho

Các bệnh cơ sở dẫn tới “Hội chứng chảy nhỏ giọt sau mũi” có viêm hốc mũi, viêm mũi do biến ứng...nếu thông qua cả loạt kiểm tra tỷ mỉ, xác định được nguyên nhân của bệnh, sẽ tiến hành điều trị dứt điểm nhằm vào nguyên nhân đó, thì chứng ho mới có cơ chữa khỏi hoàn toàn.

Ví dụ, trẻ viêm mũi do biến ứng thì loại thuốc xông mũi đầu tiên cần nghĩ tới trong điều trị là glucocorticoid.

Cũng có thể dùng glucocorticoid cục bộ mũi, sau khi triệu chứng đã được khống chế thì hạ dần lượng thuốc tới mức thấp nhất mà cơ thể cần và duy trì điều trị trong thời gian tương đối dài. Sau khi triệu chứng hội chứng chảy nhỏ giọt sau mũi dẫn tới ho mạn tính đã hết, thì điều trị chống viêm khoảng 3-4 tháng nữa.

Viêm hốc mũi ở trẻ em hầu hết là do dị ứng gây nên, nói chung thoạt tiên là viêm mũi do dị ứng (anaphylaxis). Nhưng sau khi miệng hốc mũi bị tắc dẫn tới không thông (luồng không khí hít thở hoặc chất dịch nội tiết) sẽ có thể viêm nhiễm vi khuẩn kế phát.

Lúc này, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, dùng thuốc kháng sinh tới sau khi đã lắng dịu các triệu chứng, chí ít phải điều trị tiếp thêm một tuần lễ nữa.

Nếu hiệu quả điều trị nội khoa không được tốt, thì có thể tiến hành dẫn lưu bằng phương pháp đâm xuyên chân không.

DS Bùi Tú Loan
Theo T/C “Y học đại chúng”- Trung Quốc tháng 12.2007

MỚI - NÓNG