TP.HCM ưu tiên mở đường, xây nút giao thông vùng đô thị cảng Cát Lái

0:00 / 0:00
0:00
Trước nội lực phát triển mạnh mẽ của cửa ngõ phía Đông TP.HCM (khu vực Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông,… của TP.Thủ Đức), nhiều công trình giao thông trọng điểm đã và đang được quyết liệt triển khai. Trong những năm tới, kết hợp với cầu Cát Lái thành hình, nơi đây sẽ là mắt xích quan trọng trong liên kết vùng của thành phố.
TP.HCM ưu tiên mở đường, xây nút giao thông vùng đô thị cảng Cát Lái ảnh 1

Nút giao Mỹ Thủy là công trình trọng điểm được đầu tư mạnh để “tháo khóa” giao thông vào khu vực Cát Lái

Xây dựng mạng lưới giao thông ngàn tỷ

Tháng 6 vừa qua, dự án Vành đai 3 đã chính thức được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, dự kiến khởi công tháng 6/2023 với quy mô 8 làn xe cao tốc và đường song hành 2 bên, mỗi bên tối thiểu 2 làn xe. Tại khu Đông TP.HCM, đường bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch hướng về cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, sau đó đi về đường Tân Vạn và giao cắt QL1A (Xa lộ Hà Nội) ở ngã ba Tân Vạn.

Một động thái quan trọng trong kế hoạch nâng cấp, đồng bộ hạ tầng khu Đông là từ đầu tháng 4 năm nay, TP.HCM đã chính thức triển khai thu phí cảng biển để góp phần vào nguồn kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể, nguồn thu phí cảng biển trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ được bổ sung đầu tư cho 14 dự án giao thông trọng điểm như: Mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 8 làn xe; hoàn chỉnh nút giao thông Mỹ Thủy; mở rộng đường Võ Chí Công; mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30m; đầu tư xây dựng mới đường D7; xây dựng đường Liên cảng Cát Lái - Phú Hữu,…

Ông Bùi Hòa An - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM mới đây cũng cho biết: Để gỡ nút thắt giao thông khu vực Cát Lái, trong năm 2022, Sở dự kiến khởi công dự án nút giao An Phú với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, giúp kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với đại lộ Mai Chí Thọ. Từ nay đến năm 2025, chính quyền thành phố cũng ưu tiên khép kín đường Vành đai 2, trong đó có 2 đoạn qua TP.Thủ Đức, giúp giảm áp lực giao thông cho các tuyến Xa lộ Hà Nội, QL1, tăng tính kết nối cho các cảng ở TP.Thủ Đức, đặc biệt là cảng Cát Lái.

Hiện nay, Sở Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án kết nối từ cảng Cát Lái đến đường Vành đai 2. Dự án có chiều dài 1.552km với 4 làn xe, chia làm 2 đoạn, đã được quy hoạch vào hệ thống đường hiện hữu của các khu dân cư 152ha, 66ha phía bắc cảng Cát Lái.

Một dự án giao thông quốc gia đang được trông chờ ở khu vực này là cầu Cát Lái. Theo quy hoạch bổ sung của Thủ tướng Chính phủ năm 2017, cầu Cát Lái có điểm đầu tại đường Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái - Thạnh Mỹ Lợi (TP.Thủ Đức, TP.HCM) và điểm cuối ở Nhơn Trạch (Đồng Nai) cách bến phà hiện hữu khoảng 1km.

TP.HCM ưu tiên mở đường, xây nút giao thông vùng đô thị cảng Cát Lái ảnh 2

Nút giao An Phú sẽ được khởi công trong năm 2022 để cửa ngõ khu Đông thêm thông suốt.

TS. Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ nhận định: Kết nối giao thông là vấn đề cốt lõi để kinh tế vùng “tứ giác” TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu phát triển. Do đó, những dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 4 hay cầu Cát Lái có ý nghĩa rất lớn.

TS đánh giá thêm, khi xây dựng cầu Cát Lái, đô thị nói riêng và kinh tế - xã hội của hai địa phương TP.HCM và Đồng Nai, đặc biệt nơi có cầu đi qua sẽ là nơi hưởng lợi nhiều nhất.

Đòn bẩy bất động sản

Trên thực tế, khu vực này từ lâu đã là lựa chọn của nhiều chủ đầu tư, nhà phát triển dự án lớn như Novaland, Kiến Á, CapitaLand, SCC Group, Khang Điền, Hà Đô,… với những khu đô thị tầm cỡ: KĐT Cát Lái hơn 152ha, KĐT kiểu mẫu Phodong Village 41ha,… Trong dự thảo kế hoạch sử dụng đất sắp tới đây sẽ hình thành thêm khu dịch vụ cảng và dân cư Cát Lái 62,2ha.

Các dự án tại đây đều có quy hoạch hiện đại, hạ tầng hoàn chỉnh đạt chuẩn quốc tế và giá bán hợp lý hơn hẳn nhiều khu vực khác của TP.Thủ Đức. Trong đó, Cát Lái được đánh giá là “vùng trũng” của thị trường bởi mức giá chỉ bằng 1/3 - 1/2 khu vực Thủ Thiêm, An Phú, An Khánh, Thảo Điền,… Theo Batdongsan.com.vn, giá đất khu Thủ Thiêm và đảo Kim Cương hiện rơi vào tầm 250 - 350 triệu đồng/m2; còn khu Cát Lái, Rạch Chiếc có giá trung bình 180 - 250 triệu đồng/m2.

Ở phân khúc căn hộ, theo khảo sát của Rever, giá chung cư khu An Phú, Thảo Điền, Thủ Thiêm đã đạt mức trần 75 - 210 triệu đồng/m2, tăng 100 - 131% trong hơn nửa thập niên. Còn tại Cát Lái, Bình Khánh,… 2 - 3 năm gần đây mức giá trần chỉ đạt ngưỡng 60 - 70 triệu đồng/m2, tăng 93 - 118%.

TP.HCM ưu tiên mở đường, xây nút giao thông vùng đô thị cảng Cát Lái ảnh 3

Cát Lái được đánh giá là tâm điểm an cư đầy sức sống với những khu đô thị kiểu mẫu xanh và hiện đại (Ảnh: Phodong Village)

Ghi nhận thực tế, trong giai đoạn từ 2020 đến nay, Cát Lái hầu như xuất hiện không nhiều dự án căn hộ mới, khiến sức cầu liên tục tăng cao. Trong bán kính 10 - 15km xung quanh Thủ Thiêm, đây là khu vực có mức giá “mềm” nhất, do đó đang được nhiều gia đình trẻ thành đạt có nhu cầu an cư nhắm đến.

Đáng chú ý mới đây, thị trường Cát Lái đón nhận thêm nguồn cung mới đến từ Salto Residence nằm trong khu đô thị PhoDong Village do Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn (SCC) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc tại mặt tiền đường Nguyễn Thị Định đang được quy hoạch mở rộng lộ giới lên 77m - nơi được giới đầu tư đánh giá là tâm điểm của “phố cảng Cát Lái” TP.Thủ Đức.

Hiện dự án đang được DKRA Vietnam - Tổng đại lý tiếp thị và phân phối - giới thiệu ra thị trường với mức giá chỉ từ 2,9 tỷ đồng/căn, được ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP. Thủ Đức hỗ trợ tài chính. Đại diện đơn vị triển khai kinh doanh dự án - DKRA Luxury (thành viên DKRA Vietnam) cho biết thêm, cơ hội sở hữu Salto Residence đang mở ra dễ dàng hơn với các chính sách thanh toán linh hoạt chỉ 25% cho đến khi nhận thông báo bàn giao căn hộ.

Trong bối cảnh mặt bằng giá căn hộ liên tục lập đỉnh và hạ tầng được hoàn thiện từng ngày, giới đầu tư cũng tin rằng “vùng trũng giá” Cát Lái là nơi đầy tiềm năng, góp phần ghi tên vào bản đồ “phố nhà giàu mới của khu Đông TP.HCM”, tạo thành trục đối xứng với phố nhà giàu quận 7 - khu Nam Sài Gòn.

MỚI - NÓNG