Tin vui cho bệnh nhân ung thư Việt Nam từ tiến sĩ gốc Việt cùng đồng nghiệp

Bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng đối với Việt Nam
Bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng đối với Việt Nam
Mặc dù đứng thứ 78/185 nước được ghi nhận có ung thư trên bản đồ ung thư thế giới nhưng do đa số bệnh nhân nước ta được phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn nên dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Tuy nhiên, một cơ hội mới mở ra nhiều triển vọng trong phòng và điều trị ung thư vừa xuất hiện khi tiến sĩ gốc Việt cùng người đồng nghiệp Hungary trở về Việt Nam với phương pháp điều trị mới sau nhiều năm nghiên cứu.

Đa số bệnh nhân ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong cao

Ung thư đang là vấn đề dân sinh nhức nhối của 185 quốc gia trên thế giới, đặc biệt nó thực sự trở thành gánh nặng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tại Hội thảo “Phòng chống ung thư quốc gia lần thứ 19” do Bệnh viện K trung ương tổ chức trong hai ngày 18 - 19/7/2019 tại Hà Nội, Đại diện Bệnh viện K chia sẻ: “Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2018 tại Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh ung thư”.

Phát biểu tại Hội thảo, Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhấn mạnh: “Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, số ca ung thư mới tăng nhanh từ 68.000 người năm 2000 lên gần 165.000 người vào năm 2018. Dự báo con số này sẽ tăng lên khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc ung thư của Việt Nam không cao nhưng tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ 104,4/100.000 dân”.

Đối với điều trị ung thư hiện nay, ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, dùng thuốc nhắm trúng đích, còn có thêm các phương pháp mới như nút mạch, đốt sóng cao tần, đốt u bằng vi sóng, laser, điện đông, tiêm cồn tuyệt đối qua da, ghép tạng...

Ưu điểm của các phương pháp này là can thiệp mạnh để cắt bỏ khối u, hạn chế xâm lấn, tuy nhiên đều mang lại một số tác dụng phụ ngoài mong muốn như suy giảm miễn dịch, giảm sức khoẻ, rụng tóc… (do phẫu thuật, hoá trị, xạ trị làm ảnh hưởng đến cả những tế bào lành), khiến sức khoẻ người bệnh suy kiệt, mệt mỏi cả bệnh nhân lẫn người nhà.

Ngoài ra, chính do công tác phòng bệnh của người dân còn sơ sài, nhiều người chưa quan tâm đúng mức đến việc giữ gìn lối sống lành mạnh, cộng với ít vận động, không tầm soát ung thư định kỳ, chỉ đi khám khi các dấu hiệu bệnh lý ung thư đã rõ ràng… khiến cho bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, gây hạn chế cho phác đồ điều trị và kéo theo tỷ lệ tử vong cao.

Cụ thể, số liệu từ Bệnh viện K trung ương cho biết, có tới hơn 70% bệnh nhân ung thư đến bệnh viện điều trị ở giai đoạn muộn nên điều trị rất khó khăn, riêng ung thư gan, ung thư phổi, tỉ lệ điều trị ở giai đoạn muộn lên tới 80 – 90%.

Chia sẻ về nhóm giải pháp cho vấn đề này, Lãnh đạo Bộ Y tế nói: “Chúng ta cần có những quan tâm đúng mức nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống ung thư, từ việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm ung thư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư”.

Tiến sĩ dược gốc Việt trở về mang hy vọng tới cho bệnh nhân ung thư

Nhắc đến TS dược Phạm Trường Sơn ở Hungary thì đây là một cái tên không còn xa lạ với báo chí và cộng đồng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Từ một cậu học trò giỏi Hoá ở Đà Nẵng (sinh năm 1980), năm nào cũng đạt giải thi Hoá thành phố, Sơn từng bước trở thành sinh viên xuất sắc của khoa Hoá – Đại học Bách khoa Đà Nẵng, rồi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học tại trường Đại học Kỹ thuật - Kinh tế Budapest, Hungary.

Năm 2006, Sơn cùng lúc nhận hai bằng thạc sĩ hóa dược và hóa phân tích loại xuất sắc, được nhận học bổng nghiên cứu sinh tại trường.

Cũng năm 2006, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Sơn được chọn là luận văn tốt nghiệp xuất sắc toàn khóa do tập đoàn thuốc Sanofi-Aventis trao giải.

Năm 2007, Phạm Trường Sơn vượt qua 148 thí sinh, giành số điểm tuyệt đối trong cuộc thi nghiên cứu khoa học lần thứ 28 dành cho sinh viên và nghiên cứu sinh, do Bộ Giáo dục Hungary tổ chức.

Tin vui cho bệnh nhân ung thư Việt Nam từ tiến sĩ gốc Việt cùng đồng nghiệp ảnh 1 Tiến sĩ Phạm Trường Sơn

Nghiên cứu của Sơn là đề tài trong lĩnh vực hóa học, điều chế loại đồng phân quang học duy nhất của hóa chất amfa-amino-phosphonates, 2 dược chất quan trọng này có tác dụng hạ huyết áp và làm thuốc kháng sinh.

Năm 2009, chàng du học sinh Việt Nam tiếp tục đạt giải nhất tại hội nghị khoa học quốc tế về hóa dược tại Rumani.

Năm 2010, Sơn được nhận vào Viện Hàn lâm khoa học Hungary, bắt đầu chặng đường nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Trở về quê hương sau hơn 20 năm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, Phạm Trường Sơn ấp ủ hoài bão giúp bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thay đổi nhận thức về một phương pháp điều trị mới, thông qua công trình “Tăng sinh tế bào gốc” và “Flavonoids giải pháp chống nhờn hoá trị trong điều trị ung thư”.

Đây là công trình khoa học do Sơn và hai người bạn thân đồng thời là đồng nghiệp, đó là tiến sĩ Toth Szilard và tiến sĩ Zajta Erik nghiên cứu và công bố.

Sơn chia sẻ, quá trình lão hoá và bệnh tật đều bắt đầu từ 2 cái gốc cơ bản nhất của sức khỏe mà ngày nay khoa học tập trung nghiên cứu đó là “Tế bào gốc” và “Gốc tự do”. Trong đó, Gốc tự do là yếu tố gây hơn 20 bệnh trong cơ thể bao gồm: Tim mạch, Alzheimer, Parkinson, ung thư... Nguyên nhân gây Gốc tự do cao là do ô nhiễm môi trường, thức ăn độc hại, lối sống rượu và thuốc lá, làm việc căng thẳng...

“Hiện nay trên thế giới, để làm chậm lão hóa, phòng và chữa trị các bệnh hiểm nghèo, người ta sử dụng phương pháp y học tái sinh (tế bào gốc), tức là cấy tế bào gốc từ ngoài vào cơ thể, nhưng phương pháp này khá đắt đỏ, có nguy cơ biến chứng. Còn nghiên cứu của chúng tôi là kích thích tăng sinh tế bào gốc trong chính cơ thể bằng sử dụng chiết xuất thảo dược mà không cần nuôi cấy ghép. Phương pháp này vừa kinh tế vừa an toàn cho người bệnh” – TS Phạm Trường Sơn nói.

Với giải pháp tăng sinh tế bào gốc và hạ gốc tự do bằng thảo dược, Sơn và các đồng nghiệp hi vọng mang đến một phương pháp mới hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư thông qua bộ ba sản phẩm của Navita mang tên: Stemax, Đông Trùng hạ thảo CosyMax x10 và Flavita 88 cyto.

Cụ thể, Stemax giúp cơ thể tăng sản sinh tế bào gốc để chống lại tác dụng không mong muốn như suy giảm miễn dịch, sụt cân, rụng tóc, làm hỏng tế bào lành của cơ thể do quá trình hoá trị, xạ trị gây ra. Đông Trùng hạ thảo CorsyMax x10 giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại bệnh tật. Cuối cùng, Flavita 88 cyto giúp trung hoà gốc tự do, cải thiện sức khỏe từ gốc giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với các phác đồ điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị. 

Tin vui cho bệnh nhân ung thư Việt Nam từ tiến sĩ gốc Việt cùng đồng nghiệp ảnh 2 Bộ ba sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư mà TS Phạm Trường Sơn khuyên dùng

"Trong quá trình hỗ trợ điều trị, tuỳ loại ung thư, giai đoạn bệnh, bên cạnh điều trị theo phác đồ, bệnh nhân có thể nghe tư vấn để được sử dụng sản phẩm phù hợp"– TS Sơn cho hay.

Được biết, hiện sản phẩm của anh đã được đón nhận ở Đức, Czech, Slovakia, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan, Úc… Chính những người sử dụng sản phẩm của Sơn, sau điều trị hiệu quả đã giới thiệu tạo sức lan tỏa lớn. Với anh, đó là hạnh phúc của người làm công tác nghiên cứu và giúp ích được cho xã hội.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.