Trường học ở Hà Tĩnh yêu cầu nữ giáo viên không mặc váy lên lớp
Trường THPT Lý Tự Trọng (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vừa ra nội quy năm học 2017-2018. Ngoài các quy định về tác phong, hành vi ứng xử, kỷ luật lao động..., trường còn có yêu cầu riêng về trang phục đối với nữ giáo viên.
Theo đó, nữ giáo viên khi lên lớp được yêu cầu mặc quần tây, áo cổ bẻ; không mặc quần áo bó quá sát người, vải quá mỏng; không mặc váy khi tham gia các hoạt động giáo dục cùng học sinh.
Nhiều nữ giáo viên tỏ ra không đồng tình, cho rằng quy định của nhà trường không phù hợp.
"Là người làm giáo dục, chúng tôi biết ăn mặc như thế nào cho đúng. Yêu cầu không mặc váy gây ra sự gò bó, khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi", một nữ giáo viên chia sẻ. (Xem chi tiết tại đây)
Đề xuất thêm phương án thi cho mùa tuyển sinh tới: Tốn kém, mất công?
Bộ GD&ĐT vừa gửi văn bản tới các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên để lấy ý kiến về phương án thi THPT quốc gia 2018. PGS. TS Nguyễn Văn Nhã - Nguyên trưởng ban đào tạo ĐH quốc gia Hà Nội cho rằng, phương án thứ hai của Bộ GD&ĐT là không cần thiết, vừa tốn kém lại mất công.
Bộ GD&ĐT vừa gửi văn bản tới các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên để lấy ý kiến về phương án thi THPT quốc gia 2018.
Trong đó, có hai phương án. Thứ nhất là giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (như năm 2017). Thứ hai, mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất. .(Xem chi tiết tại đây)
Việc điều động giáo viên tiếp khách là không đúng mục đích hay giáo viên đổi tình lấy biên chế đã mặt nào thể hiện việc xin việc ở ngành sư phạm rất khó", hiện tượng nhiều người theo đuổi hợp đồng, "mai phục" để vào biên chế là khá phổ biến như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học vừa qua.
Với hy vọng “sếp” sẽ giúp đỡ vào biên chế, cô giáo đã đồng ý đi nhà nghỉ; sau đó giữa hai người xảy ra bất hoà, tới mức xúc phạm nhau ở trường học và đỉnh điểm là trưng cả những hình ảnh riêng tư trên Facebook.(Xem chi tiết tại đây)
Tiến sĩ trí tuệ nhân tạo Vũ Duy Thức (35 tuổi, sáng lập OhmniLabs) là người Việt Nam duy nhất được tờ báo Mỹ uy tín The Business Journals bình chọn vào top 40 gương mặt dưới 40 tuổi ấn tượng nhất Thung lũng Silicon năm 2017.
Vũ Duy Thức vốn là cái tên không quá xa lạ với cộng đồng trí thức Việt tại Mỹ. Thành quả của tiến sĩ trẻ nổi trội trong cả lĩnh vực học thuật lẫn khởi nghiệp.
Trước đó, với việc OhmniLabs ra mắt sản phẩm đầu tiên - robot Ohmni và chạm mục tiêu 100.000 USD gọi vốn cộng đồng chỉ sau chưa đến 4 ngày, cái tên Việt - Vũ Duy Thức đã tạo ra “cơn sốt truyền thông” bằng việc xuất hiện dày đặc trên nhiều hãng tin tức lớn như New York Times, CNN, CNBC, ABC, Washington Post …
Chàng trai Việt lấy bằng tiến sĩ công nghệ thông tin (chuyên ngành trí tuệ nhân tạo) tại ĐH Stanford năm 28 tuổi. Anh từng đồng sáng lập hai công ty Katango và Tappy được Google, Weeby.co mua lại với giá hàng chục triệu USD.
TS Vũ Duy Thức cho biết, ngoài bất ngờ, anh có cảm xúc tự hào vì là người duy nhất đến từ Việt Nam góp mặt trong danh sách những gương mặt nổi bật nhất Silicon Valey năm nay. “Sự kiện này có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần, là sự ghi nhận của xã hội Mỹ cho những nỗ lực của tôi thời gian qua", anh nói.
Hiện Vũ Duy Thức là nhà đồng sáng lập và CEO của công ty OhmniLabs, chuyên cung cấp robot giúp kết nối, thích hợp cho mọi người, đặc biệt là người cao tuổi không quen sử dụng công nghệ, vì họ không cần động tay vào bất cứ thao tác nào.