Tín dụng tiêu dùng trên đà hồi phục

0:00 / 0:00
0:00
Hành vi và xu hướng tiêu dùng thay đổi sau đại dịch. Ảnh: N.V
Hành vi và xu hướng tiêu dùng thay đổi sau đại dịch. Ảnh: N.V
Với những tín hiệu lạc quan trong quý I, khi các ngân hàng, công ty tài chính tung ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng đa dạng, phong phú, các chuyên gia kỳ vọng tín dụng tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2021.

Tín dụng tiêu dùng có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt trong 2021

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 19/3/2021, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,54% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,51%); tín dụng của nền kinh tế tăng 1,47% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,68%).

PGS.TS Đỗ Hoài Linh - Viện Ngân hàng - Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết hiện tại các chỉ báo cho thấy những tín hiệu khởi sắc và lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Cùng với đó là những tín hiệu khả quan như việc vắc-xin phòng Covid-19 đã được đưa vào cung cấp, kênh huy động vốn của doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển dịch từ trái phiếu doanh nghiệp sang tín dụng và mảng tín dụng tiêu dùng cũng đang dần phục hồi...

Tín dụng tiêu dùng trên đà hồi phục ảnh 1

Nhiều chương trình khuyến mại thu hút vay tiêu dùngẢnh: N.V

Để thu hút nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, các ngân hàng, công ty tài chính đã thiết kế các sản phẩm cho vay tiêu dùng riêng, đa dạng, lãi suất cạnh tranh và kỳ hạn trả nợ linh hoạt. Tại VPBank, khách hàng chỉ mất 5 phút đăng ký vay tiêu dùng tín chấp trên ngân hàng điện tử của ngân hàng này; giải ngân trực tuyến chỉ sau vài phút; hạn mức vay từ 10- 100 triệu đồng với kỳ hạn vay từ 6- 60 tháng; lãi suất vay dao động từ 15,99%/năm tính trên dư nợ giảm dần.

Hay FE CREDIT phối hợp cùng Honda Việt Nam ra mắt gói hỗ trợ vay mua xe máy trả góp với lãi suất ưu đãi 0% dành riêng cho khách hàng của FE CREDIT. Với chương trình này, khách hàng khi đăng ký mua trả góp dòng xe Winner X tại các cửa hàng xe máy Head Honda có hợp tác với FE CREDIT trên toàn quốc sẽ được hưởng lãi suất 0% trong suốt thời gian vay đến 18 tháng.

Mới đây, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) và bảy ngân hàng cũng ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng nội địa và thẻ trả trước nội địa. Loại hình thẻ này được các ngân hàng đưa ra nhằm kích cầu tiêu dùng khi chủ thẻ giao dịch trong hạn mức do ngân hàng phát hành thẻ quy định, có thể lên tới 100 triệu đồng.

Với những tín hiệu tích cực trong quý I/2021, các chuyên gia tài chính cho rằng khi nền kinh tế dần phục hồi sau đại dịch, cho vay tiêu dùng là ngành có nhiều cơ hội bứt phá.

TS. Cấn Văn Lực cho biết tiềm năng phát triển thị trường tài chính tiêu dùng là rất lớn nhờ các yếu tố như: triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế (6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2030), tăng thu nhập của người dân (khoảng 6%/năm đến năm 2030) là tương đối khả quan, trong khi quy mô tài chính tiêu dùng còn khiêm tốn.

Đồng thời, Chính phủ đã có và sẽ tiếp tục một số gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Chính phủ cũng chủ trương phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng, qua đó góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm tín dụng đen.

Cũng theo ông Lực, nhu cầu, định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, trong đó có tín dụng cá nhân của các tổ chức tín dụng cùng với định hướng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm của các công ty tài chính sẽ giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty tài chính FE CREDIT cho rằng năm 2020, kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó thị trường tài chính tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng khi nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm mạnh trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên nhờ kiểm soát tốt dịch bênh, nền kinh tế Việt Nam được ghi nhận có sự hồi phục khả quan khi tăng trưởng GDP quý I/2021 đạt 4,48%, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020.

Với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 70% trong năm 2020, sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng gia tăng. Hiện Việt Nam đang là một trong những đích đến của làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang một quốc gia khác trước căng thẳng thương mại Trung - Mỹ. Cơ hội việc làm đến từ việc mở rộng sản xuất được kỳ vọng gia tăng, thúc đẩy nhu cầu về tiêu dùng tăng theo. Như vậy có thể thấy tiềm năng thị trường tài chính tiêu dùng rất lớn trong 2021 và dài hạn.

Công ty tài chính đón cơ hội nhờ “xoay vần” chiến lược

Với quy mô dân số gần 100 triệu người, 60% người dân có thu nhập thấp và trung bình, đại diện FE CREDIT kỳ vọng, thị trường cho vay tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn các nước trong khu vực.

Tuy nhiên để thị trường tài chính tiêu dùng có thể bứt phá mạnh mẽ và bền vững, công ty tài chính nào thay đổi chiến lược kinh doanh sớm sẽ tận dụng được cơ hội. Trên thực tế, dù thu nhập người dân đã bị giảm sút bởi Covid- 19 nhưng nhu cầu vay vẫn rất lớn.

Cụ thể, theo TS Cấn Văn Lực, các công ty tài chính nên rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường trong và sau dịch. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi về xu hướng tiêu dùng, thị hiếu mới của khách hàng để phát triển các chính sách, sản phẩm phù hợp. Các công ty tài chính cần xây dựng và thường xuyên đánh giá các kịch bản thị trường để có thể lường đón và kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đồng quan điểm, đại diện FE CREDIT cho rằng trong bối cảnh hành vi và xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi mạnh sau đại dịch, đòi hỏi các công ty phải chủ động áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, xây dựng hệ sinh thái tài chính để đáp ứng nhu cầu kịp thời và hiệu quả cho khách hàng. Áp lực cạnh tranh gia tăng với sự xuất hiện mới của các công ty Fintech, cho vay ngang hàng… Những tổ chức mới này có lợi thế hơn so với ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng truyền thống. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các công ty tài chính hợp tác, giữ vững và phát triển thị trường.

Đón đầu cơ hội và thách thức, FE CREDIT đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung đầu tư cho công cuộc “số hóa” trong suốt 4 năm qua để nhanh chóng nắm bắt thị trường mới. Công ty muốn tạo ra lợi thế và sự khác biệt đến từ khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng nhanh chóng từ xa, đồng thời gắn bó với khách hàng đa diện từ các sản phẩm trong hệ sinh thái, tiến tới việc xây dựng hình ảnh FE CREDIT là “công ty tài chính di động” hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

Hiện FE CREDIT là một trong những công ty tài chính tiêu dùng sở hữu nền tảng Fintech hàng đầu Việt Nam, với sự đầu tư mạnh mẽ vào nền tảng Big Data và hệ sinh thái toàn diện, nhờ đó nắm bắt được cơ hội phát triển từ sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng cũng như thu được lợi nhuận từ việc bán chéo các sản phẩm tài chính khác.

Doanh nghiệp này cũng đã hoàn thiện xây dựng hệ thống công nghệ đáp ứng được việc cung ứng dịch vụ cho vay trực tuyến cho hơn 230.000 khoản vay, tương ứng 350 khoản vay/ngày thông qua ứng dụng $NAP…

MỚI - NÓNG