Tiêm an toàn giảm thiểu rủi ro trong điều trị y khoa?

Nước cất ống nhựa công nghệ BFS đang được các bệnh viện sử dụng thay thế nước cất ống thủy tinh giá rẻ
Nước cất ống nhựa công nghệ BFS đang được các bệnh viện sử dụng thay thế nước cất ống thủy tinh giá rẻ
TPO - Tiêm an toàn là khái niệm được sử dụng phổ biến, đặc biệt trong tiêm chủng. Đây là khâu sơ kỳ nhưng rất quan trọng trong khám chữa bệnh, nếu như không được tiêm đúng cách, đúng thuốc, đúng liều và phù hợp với thể trạng của từng người thì ngay từ khâu này cũng có thể xảy ra những rủi ro nhất định.  

TS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam cho biết, trong điều trị, tiêm không an toàn có thể gây ra các nguy cơ: nhiễm trùng tại vị trí tiêm, sốc phản vệ, dị ứng. Mũi tiêm không an toàn có thể truyền vi rút, lây truyền bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, người bệnh”.

Một nghiên cứu gần đây về “Kiến thức và thực hành tiêm an toàn” với 109 điều dưỡng tại bệnh viện hạng 1 thuộc Sở Y tế Hà Nội cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tiêm an toàn (TAT) là 82,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ mũi tiêm thực hành đúng 23 tiêu chuẩn TAT mới đạt 22,2%. 

Từ năm 2000, Bộ Y tế đã phát động phong trào “Tiêm an toàn” trong các bệnh viện trên toàn quốc với mong muốn sẽ giảm thiểu thấp nhất các tai biến do thực hành tiêm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh và nhân viên y tế. Tuy nhiên, đạt được 100% mũi tiêm an toàn vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều cơ sở điều trị.

Tại hội nghị về Giảm thiểu tai biến trong y khoa được tổ chức mới đây, có nhiều ý kiến đề nghị sử dụng nước cất ống nhựa công nghệ BFS đã được kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu thay thế ống thủy tinh bởi tiêm không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường máu do tiêm truyền như virus viêm gan, phơi nhiễm HIV.

Hiện nay các nước trên thế giới đều đưa vào sự dụng nước cất ống nhựa để pha thuốc, thay thế nước cất ống thủy tinh giá rẻ chất lượng thấp. Bên cạnh việc giảm nguy cơ thủy tinh lọt vào tĩnh mạch và hạn chế rủi ro lây nhiễm cho bệnh nhân, việc dùng nước cất ống nhựa thay thế ống thủy tinh còn làm giảm chấn thương do vật sắc nhọn đối với bác sĩ khi dùng tay bẻ ống nước cất. Ngoài ra, nước cất ống nhựa còn góp phần tiết kiệm chi phí từ những chiếc gạc sạch mà trước kia các y tá, điều dưỡng viên vẫn thường phải dùng lót để bẻ ống.

Đánh giá cao nước cất ống nhựa trong điều trị, chị Nguyễn Thu Hà, y tá tại Trạm Y tế Phường Quán Thánh (thuộc Trung tâm Y tế Quận Ba Đình – Hà Nội) cho biết, nước cất ống nhựa giúp nhân viên y tế thực hiện tốt hơn điều kiện kỹ thuật vô khuẩn theo “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” của Bộ Y tế. 
Các thuốc tiêm ống nhựa nói chung, nước cất ống nhựa nói riêng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ BFS rất tiện dụng vì dễ bẻ hơn ống thủy tinh, tránh thủy tinh vỡ làm đứt tay và bụi thủy tinh rơi vào bên trong ống nước cất, hỗ trợ rất tích cực cho mũi tiêm an toàn. Ngoài ra, việc vận chuyển và bảo quản sản phẩm này cũng dễ dàng và không hay bị vỡ như các sản phẩm bằng thủy tinh.

Nước cất ống nhựa đáp ứng yêu cầu của chương trình Chăm sóc người bệnh an toàn của Bộ Y tế, tuy nhiên, tại Việt Nam hiện mới chỉ có công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội - đạt tiêu chuẩn GMP- WHO có khả năng được phép sản xuất loại nước cất này và có hơn 100 bệnh viện lớn đưa vào sử dụng sản phẩm. 

Vì công nghệ nước cất ống nhựa BFS đang khá mới tại Việt Nam nên không phải bệnh viện nào, đặc biệt các bệnh viện ở các tỉnh có điều kiện tiếp cận, thông hiểu về những ưu thế nổi trội của sản phẩm. Thêm vào đó là yếu tố truyền thống, nhiều bệnh viện quen dùng sản phẩm nước cất ống thủy tinh chi phí rẻ nên để thay thế sản phẩm nước cất ống nhựa công nghệ tiên tiến với tính năng ưu biệt hơn và giá thành tất nhiên đắt hơn là cả một quá trình.

Bởi vậy, để có mũi tiêm an toàn, các điều dưỡng cần được trang bị cập nhật đầy đủ kiến thức về tiêm an toàn, được trang bị đầy đủ các phương tiện tốt về dụng cụ, điều kiện để thực hành tiêm an toàn. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải nhắc lại với y bác sĩ về thuốc có tiền sử phản ứng với cơ địa mình nếu sổ y bạ không ghi hoặc họ sơ suất bỏ qua, hay đơn giản như bác sĩ cần có biện pháp bảo hộ an toàn khi khám và điều trị, tiêm thuốc cho bệnh nhân. Sau đó, cần quan tâm đến loại thuốc được chỉ định tiêm/ truyền...

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.