Tích cực thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 24/06/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) ban hành Kế hoạch 599/KH-BGDĐT triển khai trong toàn ngành về việc thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021về triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia giao năm 2021 Nội dung 05 nhiệm vụ đó là:

1. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phòng chống ma túy trong trường học.

2. Tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống AIDS, ma túy mại dâm, tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Đội của các nhà trường trên toàn quốc.

3. Xã hội hóa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học.

4. Phối hợp thí điểm xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể (thông qua xét nghiệm nước tiểu) cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong trường học và khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.

5. Triển khai bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy”; tổ chức tập huấn cho giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Tích cực thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học ảnh 1

Thực hiện phân công của Ủy ban Quốc gia và Bộ GDĐT, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy (Viện PSD) đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (GDCTHSSV) cùng Sở GDĐT địa phương nhằm:

- Xác định số đơn vị trường học cần chọn; xây dựng quy trình xét nghiệm; số mẫu xét nghiệm; tập huấn cho nhóm công tác về nghiệp vụ, cách thức lấy mẫu thử nước tiểu; đọc thông số và tiến hành xét nghiệm thử (bảo mật về kết quả xét nghiệm cho học sinh tham gia xét nghiệm)

- Tư vấn xây dựng kế hoạch; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng bộ công cụ, phần mềm cho các nhiệm vụ, cho chủ động xây dựng phương án tuyên truyền

- Tập huấn, tuyên truyền (trực tiếp và trực tuyến) cho cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ Đoàn, Đội và học sinh về công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học

Tích cực thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học ảnh 2

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phòng chống ma túy trong trường học

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về 05 nhiệm của Bộ, theo dõi sát tình hình triển khai của các địa phương...

- Sau khi hoàn thành có tổng hợp kết quả, xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá việc thí điểm, kèm theo các đề xuất, kiến nghị gửi cho Vụ GDCTHSSV hoàn thiện.

Lạng Sơn là tỉnh tiên phong thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo Kế hoạch nêu trên bằng Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh: Kế hoạch số 2550/KH-SGDĐT ngày 30/8/2021 của Sở GDĐT Lạng Sơn. Theo đó Sở GDĐT tỉnh Lạng Sơn phối hợp Viện PSD: Tập huấn tuyên truyền công tác phòng chống AIDS, ma túy, mai dâm, tệ nạn xã hội cho gần 900 cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội và giáo viên các trường THPT, THCS, Trung tâm GDTX, trường PTDTNT THCS&THPT; Tuyên truyền công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học cho khoảng 6.600 học sinh; thí điểm xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể thông qua xét nghiệm nước tiểu cho thanh thiếu niên, học sinh trong trường học với khoảng 3000 học sinh THCS, THPT, GDTX trên địa bàn tỉnh.

Tích cực thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học ảnh 3

“Văn bản 1477/VPCP-KGVX ngày 9/3/2021 của VP chính phủ; Kế hoạch số 599/KH-BGDĐT ngày 24/6/2021 của Bộ GDĐT cho thấy Chính phủ và Bộ GDĐT có những chỉ đạo rất rõ nét về hoạt động phòng, chống ma túy (PCMT). Song song với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy và học; việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không tệ nạn xã hội là hết sức quan trọng mà các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh cần quan tâm”. (Đánh giá của Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Lạng Sơn - bà Trần Thị Hải Yến).

Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến đánh giá triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống ma túy trong trường học năm 2021 và bảo đảm an toàn trường học khi học sinh, sinh viên quay trở lại học trực tiếp tại trường ngày 5/11/2021, Viện PSD đã, đang làm việc với các Sở GDĐT; có 4 tỉnh, thành phố đã được UBND phê duyệt kế hoạch và đang triển khai làLạng Sơn, Cao Bằng, Đắk Nông, và Bến Tre. Hầu hết các Sở GDĐT đã nghiêm túc “cụ thể hóa” kế hoạch của Bộ: xây dựng chương trình, bố trí, phân công cán bộ, có nhiều nỗ lực, linh hoạt, cách làm sáng tạo, phối hợp tốt với Sở, ngành liên quan….

Tích cực thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học ảnh 4

Đây là bước khởi đầu, là tiền đề và động lực mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Quá trình thực thi 05 nhiệm vụ mới diễn ra 5 tháng, với rất nhiều khó khăn và tình hình phức tạp của dịch Covid-19 bùng phát trở lại trên nhiều địa phương. Do vậy, kết quả đạt được đến nay là đáng khích lệ, thể hiện nỗ lực cao và sự nghiêm túc của ngành Giáo dục trong việc chấp hành chỉ đạo của Chính phủ với công tác PCMT trong trường học.

Một số nhiệm vụ như khảo sát đánh giá thực trạng PCMT trong trường học, xét nghiệm chất ma túy trong học sinh đã được quy định trong chỉ đạo của Đảng và Nhà nước như Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, Luật Phòng chống ma túy (năm 2000 và năm 2021) nhưng do lâu nay chưa có điều kiện thực hiện nên gây bỡ ngỡ và trở thành vấn đề mới, chưa có tiền lệ thực hiện. Cũng như vậy, những năm qua, công tác phòng ngừa cho học sinh mới chủ yếu bằng truyền thông, nay triển khai, tập huấn, giáo dục Bộ tài liệu về “Kỹ năng phòng, chống ma túy” cho học sinh, giáo viên và phụ huynh, có thể tiến hành trong nhiều năm.

Trong đại dịch Covid-19 nhưng tình hình sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên vẫn diễn ra phức tạp, trong khi đó, chưa triển khai được các hoạt động phòng chống ma túy trong trường học, các hoạt động phòng ngừa thông qua cung cấp cho các em kiến thức, kỹ năng cơ bản, ... khiến cho nhân dân lo lắng, bức xúc.

Về triển khai bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” do Bộ GDĐT chỉ đạo, Viện PSD tổ chức biên soạn, dành cho 04 đối tượng: Học sinh THCP, THPT, phụ huynh, cán bộ quản lý và giáo viên, Bộ GDĐT nêu rõ:

“Bộ tài liệu này cần được triển khai tại 63 tỉnh/thành phố bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến (tùy diễn biến của đại dịch Covid 19). Viện PSD chủ trì, phối hợp với các địa phương để tổ chức tọa đàm giới thiệu bộ tài liệu cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; có chương trình tập huấn riêng cho các thành phần đề cập trong 4 cuốn sách đã được biên soạn và thẩm định. Quy mô tập huấn tại mỗi tỉnh/thành phố cần phấn đấu đạt khoảng 16 cuộc và mỗi cuộc quy mô 600 đến 700 người. Chương trình triển khai chi tiết do Viện PSD phối hợp với từng địa phương thực hiện.”

Để tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các Sở GDĐT triển khai thực hiện, Bộ GDĐT đã thường xuyên nắm tình hình triển khai thực hiện của các tỉnh, thành phố, kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Với nhiệm vụ PCMT trong trường học, Quyết định của Thủ tướng quy định: “Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy. Thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho nhân dân về tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao”.

MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.