Thủy điện thừa nước nhưng không thể phát điện vượt công suất

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhiều DN thủy điện vừa và nhỏ (VVN) cho biết, đã có văn bản gửi các bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị xem lại việc để lãng phí cả trăm tỷ đồng từ việc họ không thể phát điện vượt công suất, dù nguồn nước nhiều.
Thủy điện thừa nước nhưng không thể phát điện vượt công suất ảnh 1
Nhiều thủy điện VVN đang thừa nước. Ảnh: KNB

Theo phản ánh của hàng loạt DN thuỷ điện VVN, những quy định cứng hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh điện lực đang tạo ra lãng phí lên tới hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp, vì bị khống chế công suất phát kéo dài vài tháng qua, trong khi thủy điện ở nhiều địa phương có lượng nước về rất tốt.

Đại diện Công ty Cổ phần thủy điện Nước Trong cho biết, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, nhiều nhà máy thủy điện VVN khu vực miền Trung thường xuyên phải tiết giảm công suất do phát vượt công suất theo hợp đồng mua bán điện đã ký kết và theo giấy phép hoạt động điện lực cũng như giấy phép khai thác nước mặt. Việc bị hạn chế công suất này xuất phát từ những quy định liên quan cơ chế của Luật Điện lực, gây nhiều khó khăn cho công tác vận hành và thiệt hại về kinh tế.

“Khi nước về hồ chứa tăng đột ngột dẫn đến công suất phát cao hơn công suất thiết kế. Các nhà máy hoàn toàn không tự ý phát vượt công suất. Dù vậy vẫn có nhà máy bị Công ty Điện lực Kon Tum sa thải nguồn điện”, đại diện Công ty Cổ phần thủy điện Nước Trong nói.

Công ty Cổ phần Thủy điện Trà Bồng và nhiều DN thủy điện ở miền Trung cũng cho biết, việc EVN vẫn đang phải huy động nhiệt điện than, năng lượng tái tạo với sản lượng cao trong khi không cho phép thủy điện nhỏ phát tối đa công suất trong mùa mưa gây lãng phí rất lớn.

Đại diện Công ty TNHH MTV năng lượng Sovico Quảng Ngãi cho biết, chi phí đầu tư thời điểm này của các DN vào khoảng 35-38 tỷ đồng/MW. Bình quân mỗi MW sẽ phát được 3.500 đến 3.800 giờ một năm với sản lượng điện 3,5 đến 3,8 triệu kWh.

“Giá bán bình quân cả năm của các nhà máy thủy điện nhỏ khoảng 1.110-1.150 đồng/1KW, trong khi giá mua điện than hay khí bình quân 1.900- 2.200 đồng/KW và giá điện năng lượng tái tạo cũng 1.950-2.200 đồng/KW. Nếu được huy động, với mỗi MW DN sẽ nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngân sách 400-450 triệu đồng/năm”, vị này cho hay.

Theo tính toán của các DN thủy điện khu vực miền Trung, riêng việc các thuỷ điện VVN không tận dụng được nguồn nước mua ở miền Trung như hiện nay có thể thiệt hại 2-5 tỷ đồng/năm còn Nhà nước thất thu một khoản thuế lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và thuế tài nguyên nước.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện EVN cho biết, đề xuất của các nhà máy thủy điện là hợp lý. Theo EVN, hiện tại quy định của pháp luật không cho phép DN được phát vượt công suất thiết kế vi phạm hợp đồng mua bán điện...

MỚI - NÓNG