Thực nghiệm hành vi giết người của Lê Văn Luyện

Luyện lúc vừa bị bắt theo lệnh truy nã. Ảnh: Xuân Mai.
Luyện lúc vừa bị bắt theo lệnh truy nã. Ảnh: Xuân Mai.
Tại trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang, trong hơn một tiếng Lê Văn Luyện đã thực hiện lại quá trình đột nhập, giết hại gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích.
Luyện lúc vừa bị bắt theo lệnh truy nã. Ảnh: Xuân Mai.
Luyện lúc vừa bị bắt theo lệnh truy nã. Ảnh: Xuân Mai..

Chiều 7-10, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức thực nghiệm điều tra hành vi giết người của bị can Lê Văn Luyện. Ông Nguyễn Bá Ngọc (Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang, người bào chữa chỉ định của Luyện) cho biết, trong hơn một tiếng, thân chủ ông đã thực hiện lại những hành vi sát hại các thành viên của gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích, phố Sàn, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

"Luyện không tỏ vẻ run sợ khi thực nghiệm lại việc giết người. Hành động của anh ta khớp với lời khai, chưa có tình tiết mới nào nảy sinh", luật sư Ngọc cho hay.

Theo ông Ngọc, trong buổi thực nghiệm hôm qua, công an tỉnh đã mời hai người đóng thế vợ chồng chủ tiệm vàng. Riêng hai con gái nạn nhân, nhà chức trách sử dụng hình nộm.

Một tuần trước (ngày 30-9), đúng trời mưa to như thời điểm nghi can Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích, Công an tỉnh Bắc Giang thực nghiệm hiện trường một số hành vi trước và sau khi gây tội ác của hung thủ. Để đảm bảo an ninh và tránh những rủi ro không đáng có, cơ quan điều tra không đưa Luyện tới hiện trường mà sử dụng người đóng thế.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cũng như qua hai lần chứng kiến việc thực nghiệm hiện trường, luật sư Ngọc nhận định: "Vụ án chỉ có mình Luyện là thủ phạm, không có ai tham gia cùng".

Về việc sử dụng người đóng thế Luyện trong việc thực nghiệm hiện trường, trao đổi với PV, luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Hồng Hà, Hà Nội) cho biết, trong các vụ giết người thì việc thực nghiệm điều tra là hoạt động tố tụng rất quan trọng.

Theo Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc thực nghiệm bắt buộc phải có người tham gia chứng kiến; còn bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia trong trường hợp cần thiết. "Do vậy, về nguyên tắc không bắt buộc đưa nghi can Luyện trực tiếp tham gia thực nghiệm điều tra", luật sư Bình nói.

Tuy nhiên theo ông Bình, trong lần thực nghiệm đột nhập tiệm vàng, cơ quan điều tra đã cử một phó công an phường có vóc dáng giống Luyện để diễn lại việc trèo vào và thoát ra khỏi tiệm vàng là "chưa khách quan". Nếu để Luyện trực tiếp diễn lại thì sẽ bảo đảm tính chính xác hơn vì khả năng trèo cây của Luyện và người “đóng thế” không hẳn đã giống nhau, nhất là khi người này lại trong lực lượng vũ trang, đã được đào tạo bài bản.

"Giả sử người “đóng thế” trèo cây giỏi nên dễ dàng trèo được lên ban công tầng 3 của tiệm vàng rồi cạy cửa đột nhập, còn Luyện phải sử dụng sự trợ giúp của đồng bọn hoặc các phương tiện khác thì kết quả thực nghiệm sẽ không thể kiểm chứng được tính chính xác lời khai của Luyện về hành vi đã thực hiện", ông Bình nhận xét.

Trước ý kiến trên của luật sư Bình, một lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Giang cho Pv hay, cơ quan cảnh sát điều tra không làm sai luật tố tụng khi chọn người đóng thế Lê Văn Luyện.

Thực nghiệm điều tra là dựng lại hiện trường, diễn lại một hành vi, tình huống hoặc các tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết khác như thực nghiệm về khả năng hành động, khả năng quan sát, thụ cảm, khả năng diễn ra sự việc tại hiện trường.

Theo Hà Anh - Anh Thư
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG