Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững

Khi nền kinh tế ngày một phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng phức tạp và gay gắt thì các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội tốt sẽ là một trong những yếu tố giúp nâng cao được năng lực và uy thế cho mỗi doanh nghiệp. Kinh doanh có trách nhiệm sẽ là công cụ để doanh nghiệp tiến lên đạt được mục tiêu kinh doanh bền vững từ đó tác động tích cực tới sự phát triển kinh chung của mỗi quốc gia.

Những phân tích của Bà Phùng Thị Thu Hà, Cán bộ Chương trình Kinh doanh có trách nhiệm của Chương trình Phát triển liên hợp quốc UNDP trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Trước tiên xin cảm ơn Bà Phùng Thị Thu Hà đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thưa bà, hiện nay DN thường quen với cụm từ trách nhiệm xã hội của DN còn khái niệm kinh doanh có trách nhiệm dường như còn khá mới mẻ. Vậy cần hiểu cụm từ này thế nào cho đúng thưa bà?

Đúng là khái niệm kinh doanh có trách nhiệm chưa được phổ biến ở VN và trên TG. Đồng thời mọi người hay nhầm lẫn giữa kinh doanh có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của DN. Trước tiên theo định nghĩa của liên hợp quốc thì kinh doanh có trách nhiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền con người, bảo vệ môi trường, thực hiện các trách nhiệm về quan hệ lao động cũng như trách nhiệm giải trình về mặt kinh tế, tài chính với nhà nước như thuế, báo cáo tài chính… Và ngoài ra trong trường hợp pháp luật của các quốc gia chưa đảm bảo đủ cho các điều kiện này thì lúc đó các DN cần phải chủ động điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế.

Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững ảnh 1
 

Vậy so với các quốc gia khác cũng như các nước lân cận thì kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam đang được thực hiện như thế nào?

Hiện tại chúng ta là 1 trong 8 nước triển khai thực hiện kinh doanh có trách nhiệm ở Đông Nam Á. Và VN đang cùng với Malaysia, Indonesia triển khai cùng với chính phủ mỗi nước  một chương trình hành động quốc gia về kinh doanh có trách nhiệm. Nếu so sánh thì VN đang ở một mức khá là tương đồng với các nước khác trong khu vực. Và nếu đánh giá về hệ thống quy phạm pháp luật VN về thực hiện kinh doanh có trách nhiệm thì thấy rằng hệ thống quy phạm này khá là mạnh, nếu không muốn nói là mạnh hơn một số nước trong khu vực. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục được cải thiện cụ thể cũng như việc thực thi pháp luật trong thực tế. Ví dụ như chỉ số về Môi trường trên toàn thế giới thì VN hiện đang đứng thứ 141 trong tổng số 180 quốc gia. Thì có thể thấy tình trạng vi phạm môi trường ở VN đang khá là đáng báo động. Ngoài ra những đánh giá cũng cho thấy các nhóm yếu thế như lao động nữ, người khuyết tật… cũng dễ bị gạt ra ngoài xã hội… Đây cũng là thực tế mà VN cần phải cải thiện và khắc phục nhiều trong thời gian tới.

Thưa bà, xét ở góc độ của một quốc gia thì việc các doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế như thế nào thưa bà?

Kinh doanh có trách niệm trước tiên là phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thậm chí là vượt qua các quy định của nước sở tại mà còn phải tuân thủ các quy định của tiểu chuẩn quốc tế. Chính vì thế sẽ đảm bảo DN làm tròn các nghĩa vụ của mình về mặt tài chính, về mặt thuế đối với nhà nước. Và như vậy thì sẽ đóng góp tích cực vào ngân sách của quốc gia. Như vậy sẽ không có những gian lận về mặt tài chính, về việc trốn thuế, hoặc thậm chí không có những hành động chuyển giá. Như vậy thì lợi ích của quốc gia hay ngân sách nhà nước sẽ được đảm bảo và góp phần tăng trưởng kinh tế. Thứ hai khi DN tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong nước và QT thì sẽ giúp đảm bảo trật tự an ninh XH. Tức là DN đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của NLĐ thông qua thương lượng tập thể như đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ có một mức lương phù hợp, một môi trường làm việc phù hợp. Đồng thời họ sẽ hoàn thành các nghĩa vụ khác như là kinh doanh liêm chính, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ của họ có chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng. Do đó sẽ không có tình trạng NLĐ biểu tình để phản đối những quy định và chính sách của DN…Nghĩa là khi một XH ổn định thì chúng ta sẽ có điều kiện tốt để phát triển kinh tế.

Thứ ba khi DN tuân thủ tốt quy định cả trong và ngoài nước thì đồng nghĩa với việc sẽ giúp VN tăng được năng lực cạnh tranh của quốc gia và giúp DN VN dễ dàng gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đó DN sẽ có nhiều cơ hội hơn đặc biệt là cơ hội đến từ các hiệp định thương mại thế hệ mới…

Thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững ảnh 2
 

Cuối cùng, kinh doanh có trách nhiệm sẽ giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp tức là DN sẽ không gặp rủi ro về mặt pháp lý về mặt vận hành cũng như về mặt danh tiếng. Và theo một nghiên cứu của trường ĐH Harvard Mỹ thì trong vòng 18 năm họ theo dõi hoạt động KD của 180 DN thì thấy rằng những DN bền vững thì giá trị cổ phiếu vượt trội hơn hẳn những DN kém bền vững hơn. Chưa kể một số DN kém bền vững hơn thì họ đã phá sản. Ngoài ra khi thực hiện kinh doanh có trách nhiệm thì DN sẽ đảm bảo được các nhóm yếu thế không bị gạt ra ngoài lề XH.       

Xin cảm ơn Bà!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.