Thư tình viết tay: Đỉnh cao của ‘nghệ thuật’ đã mất?

Thư tình viết tay: Đỉnh cao của ‘nghệ thuật’ đã mất?
Cứ 10 cặp vợ chồng thì có 1 cặp chỉ trò chuyện với nhau qua email hoặc điện thoại. Các cặp đôi trung bình gửi 400 thư điện tử và 1.002 tin nhắn cho nhau trong một năm, hầu như không còn có bức thư tay nào.

Thư tình viết tay: Đỉnh cao của ‘nghệ thuật’ đã mất?

Cứ 10 cặp vợ chồng thì có 1 cặp chỉ trò chuyện với nhau qua email hoặc điện thoại. Các cặp đôi trung bình gửi 400 thư điện tử và 1.002 tin nhắn cho nhau trong một năm, hầu như không còn có bức thư tay nào.

Thời đại số, có đỏ mắt cũng chẳng tìm thấy một bức thư tình viết tay - Ảnh minh họa
Thời đại số, có đỏ mắt cũng chẳng tìm thấy một bức thư tình viết tay - Ảnh minh họa.
 

Một cuộc khảo sát khác của trang web hẹn hò SeekingArrangement.com (Anh) với hơn 1.000 người thì tiết lộ, chỉ có 6% nữ giới và 4% nam giới vẫn viết thư tình cho người họ yêu. 57% nữ giới và 52% nam giới vẫn lưu giữ, trân trọng các bức thư tình viết tay mà người yêu cũ gửi cho họ. Thay vì viết thư tình, cả nam và nữ giờ đây gửi tâm tình qua tin nhắn điện thoại, sử dụng email hay mạng xã hội.

Nhiều người trẻ đang bão hòa trong văn hóa thức ăn nhanh khiến họ mất đi sự kiên nhẫn. Cái cách thể hiện cảm xúc cổ điển của tình yêu là viết một bức thư tình đã trở thành điều khá hiếm mà dường như chỉ còn thấy trong văn học. Như việc cô gái trẻ 26 tuổi, biên tập viên của một kênh truyền hình, đang làm lại trở thành việc ít thấy: “Tôi và bạn trai bắt đầu viết thư tay cho nhau khi anh ấy đi du học ở Mỹ. Hiện tại tôi có một hộp đựng đầy những bức thư tay của bạn trai, nó giống như một món quà giá trị nhất của tôi. Và khi chúng tôi tranh cãi, thậm chí có “chiến tranh”, tôi đọc lại những dòng chữ anh ấy viết trong thư thì chúng tôi lại có thể giảng hòa”.

Cũng ít bạn trẻ ngày nay còn được cảm nhận cảm xúc tinh tế của người yêu thể hiện tình yêu cháy bỏng với mình qua từng nét chữ để nâng niu, trân trọng dù không còn bên nhau nữa. “Khi tôi theo học cử nhân ở Thành Đô (Trung Quốc), tôi đã gặp bạn trai đầu tiên của tôi ở đây. Nhưng cuối cùng cha mẹ tôi phản đối, vì lý do muốn tôi yêu một người hộ khẩu ở Bắc Kinh. Chúng tôi buộc phải chia tay và cùng viết cho nhau một bức thư tay nhiều tâm trạng. Đó là bức thư tình duy nhất tôi trân trọng và giữ tới tận bây giờ”, một giáo viên tiếng Anh chia sẻ.

“Ngày còn đi học, tôi hay viết thư tay cho người yêu. Khi ấy tôi nhiều cảm xúc nên viết cho cô ấy đều đặn lắm. Tới lúc ra trường đi làm, bận bịu với công việc, cũng chẳng còn thời gian mà lãng mạn như ngày nào. Đến giờ nếu bảo ngồi viết một bức thư tình bằng tay cho bạn gái thì tôi thấy quả là rất khó thực hiện và sến nữa”, chàng trai 27 tuổi cho biết. Những người trẻ, những cặp vợ chồng đang bận rộn thực hiện những giấc mơ thực tế của mình để có được công việc tốt, xe hơi, căn hộ đẹp... Thêm nữa, áp dụng các phương tiện thông tin liên lạc thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian trong các vấn đề của tình yêu, hôn nhân.

Dù không phủ nhận giá trị của phương pháp giao tiếp hiện đại nhưng chất lượng thẩm mỹ từ bức thư tay sẽ truyền tải nhiều cảm xúc hơn là qua tin nhắn hay màn hình máy tính. Bởi khi đọc đi đọc lại, ngắm nghía từng nét chữ của người yêu thương thì mỗi người thấy rõ hơn sự ấm áp, ngọt ngào. Và cuộc sống đang chuyển động quá nhanh, nhưng tình yêu, hôn nhân có lẽ lại cần hơn mỗi người làm chậm lại, lãng mạn và tinh tế hơnGiáo sư tâm lý Zhang Rulun (Trung Quốc), cho rằng: Yêu hay ghét, người trẻ đều muốn đối tác của bạn biết và phản ứng như thế nào ngay lập tức mà không thể chờ đợi lâu. Nhiều bạn trẻ tìm cách “tuyên bố” công khai tình yêu của mình với truyền thông hiện đại bằng các video họ quay và tải lên internet. Tâm lý của người trẻ có thể đã vô thức bị ảnh hưởng bởi “văn hóa thức ăn nhanh”, trong đó giá trị kết quả tức thì và sự hài lòng là điều họ chọn. Như vậy, người ta bị tác động bởi cái tôi, sự bột phát nhiều hơn, đôi khi rất mãnh liệt nhưng không hiếm lần thiếu thận trọng, sự cân nhắc, lòng khoan dung.

Theo An Chi
SeekingArrangement.com, Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG