'Thủ phủ' trồng đặc sản dổi đổi vàng 9999 xứ Mường vào mùa thu hoạch

Xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình - nơi được coi là 'thủ phủ' của cây dổi xứ Mường đang bước vào mùa thu hoạch dổi. Vài năm trở lại đây, đặc sản dổi - thứ cây quý được bán với giá 'đắt như vàng' đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều người dân nơi đây. Khắp bản trên, bản dưới tràn đầy hương dổi thơm lừng.
'Thủ phủ' trồng đặc sản dổi đổi vàng 9999 xứ Mường vào mùa thu hoạch ảnh 1 Đầu tháng 9 âm lịch bà con người Mường ở xã Chí Đạo bắt đầu thu hạt dổi (Ảnh: Hồng Duyên)

Cách đây khoảng mươi năm, bà con người Mường ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình - nơi được coi là "thủ phủ" của cây dổi xứ Mường, trồng dổi để làm gia vị. Nhà nào cũng trồng khoảng mươi cây vừa để lấy bóng mát, vừa thu hạt, phơi khô bỏ ống ăn dần. Không ai nghĩ, có một ngày hạt dổi lại trở thành mặt hàng đặc sản được người tiêu dùng đón nhận.

Cây dổi trồng bằng hạt sau cả chục năm mới cho quả. Thân cây cao 20-30m, mọc thẳng tắp tựa như những cột chống trời. Ông Bùi Văn Bun, trưởng xóm Be 2, xã Chí Đạo chia sẻ, nhà nào có chục cây dổi quanh nhà, mùa hè cây che bóng nắng, mùa đông bắt đầu cho thu hạt. Sau khoảng 30 năm là thu hoạch được gỗ dổi. Thứ gỗ này dùng làm nhà sàn thì mát và bền, độ bền bằng cả đời người.

'Thủ phủ' trồng đặc sản dổi đổi vàng 9999 xứ Mường vào mùa thu hoạch ảnh 2 Quả dổi rất sai, cây trưởng thành có thể cho tới 70kg hạt tươi.
Từ chỗ trồng cây lấy bóng mát, giờ đây, hạt dổi trở thành thứ gia vị vô cùng đắt đỏ. Hiện, bà con nơi đây đang bán với giá 1 triệu đồng cho 1kg hạt tươi. Nhiều cây dổi to, 1 vụ bà con thu được khoảng 30kg hạt tươi, thậm chí có cây thu được hơn 70kg hạt tươi. Từ chỗ ai đi xin cũng được ít hạt làm gia vị, giờ cây dổi trở thành cái máy in tiền cho bà con người Mường.
'Thủ phủ' trồng đặc sản dổi đổi vàng 9999 xứ Mường vào mùa thu hoạch ảnh 3 Hạt dổi khi chín có mầu đỏ ối.
Dổi ra hoa vào mùa xuân và chín vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Quả dổi kết thành từng chùm. Trong mỗi chùm tách ra làm 3-4 quả, trong mỗi quả có 4-8 hạt. Khi chín hạt dổi có mầu đỏ ối. Bà con thu hoạch mang đồ rồi phơi khô hạt dổi chuyển sang mầu đen xỉn. Hạt dổi phơi khô để được 3-4 năm, không hỏng.
'Thủ phủ' trồng đặc sản dổi đổi vàng 9999 xứ Mường vào mùa thu hoạch ảnh 4 Hạt dổi sau khi phơi chuyển sang màu đen. Nếu được bảo quản tốt có thể để được 3-4 năm.
Sở hữu 300 cây dổi 8 năm tuổi, ông Hoàng Thanh Giang (ở xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) hiện đang trồng thêm 5ha dổi nữa. 

So với năm ngoái, năm nay, ông Giang còn sáng tạo ra cách mới đó là làm hạt dổi muối để bán. Thứ gia vị thơm lừng như chắt chiu cả trời đất Mường vào đó được người tiêu dùng đón nhận. Ông Giang hy vọng đây sẽ là món quà quý mỗi khi du khách ghé thăm đất Mường.

'Thủ phủ' trồng đặc sản dổi đổi vàng 9999 xứ Mường vào mùa thu hoạch ảnh 5 Cây dổi này ở xóm Be 2, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình đạt kỷ lục về số hạt thu được. Năm 2016, cây dổi này thu được 25kg hạt khô tương đương 70kg hạt tươi.
Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.