Thử nghiệm Agni-5, Ấn Độ phát triển hạt nhân theo cách của Triều Tiên

Thử nghiệm Agni-5, Ấn Độ phát triển hạt nhân theo cách của Triều Tiên
TPO - Ngày 3/6 vừa qua đã lan truyền thông tin về việc Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5. Theo thông tin của hãng Odisha Sun Times, tên lửa này có khả năng mang đầu đạn nguyên tử. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov của Nga liên tưởng điều này giống với cách phát triển hạt nhân của Triều Tiên.

Theo những thông tin được biết, tầm xa của Agni-5 là khoảng 8.000km. Đó là một tên lửa đạn đạo liên lục địa có 3 tầng. Nó là sản phẩm của các công trình sư Ấn Độ thuộc Tổ chức Nghiên cứu và chế tạo quốc phòng nước này (DRDO). Trong tên lửa có thể bố trí ngay lập tức một số loại đầu đạn, trong đó có những đầu đạn có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Trọng lượng của tên lửa này là 50 tấn.

Liên quan tới công nghệ nguyên tử, Ấn Độ không có bất cứ vấn đề nào. Nước này là một trong những nước đang phát triển đầu tiên đã bắt đầu sử dụng nguyên tử hòa bình. Trong lĩnh vực này, Ấn Độ có tất cả các điều kiện để sản xuất: Khai thác, chế biến, tái chế các vật liệu hạt nhâ, thậm chí sản xuất các thanh nhiên liệu dành cho các lò phản ứng.

Chuyên gia quân sự thuộc tạp chí Arsenal Otechestva, ông Alexei Leonkov trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Politrussia đã nói về các khả năng của Ấn Độ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.

“Những thông tin cho rằng Ấn Độ có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân đã xuất hiện nhiều lần. Đó là một trong những quốc gia không ký kết hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tất cả điều này gián tiếp chỉ ra rằng, Ấn Độ đang tiến hành phát triển cái được gọi là vũ khí hạt nhân.

Nếu chúng ta nói rằng, đây có thể là vũ khí, thì hơn hết nó sẽ là vũ khí nhiệt hạch. Và rõ ràng, Ấn Độ có thể lặp lại cách làm của Triều Tiên. Đặc biệt, nếu Triều Tiên có thể thì Ấn Độ cũng có thể”, chuyên gia Leonkov cho biết.

Hơn nữa, ông cũng nhấn mạnh rằng, Ấn Độ không bị nước nào gây áp lực mạnh mẽ về việc phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.

“Cả Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan không thể bị nói là lười biếng trong vấn đề vũ khí hạt nhân. Trong thời gian này, có bao nhiêu cuộc đối thoại được tiến hành thì cũng chẳng có áp lực nào đối với Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ nhiều lần được mời ký kết hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng đã bỏ qua đề nghị này khi nói rằng, một số từ ngữ của hiệp ước này chống lại chính sách của Ấn Độ như một quốc gia có chủ quyền”, chuyên gia Leonkov nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng bổ sung rằng, nếu cộng đồng quốc tế không thể gây ảnh hưởng lên giới lãnh đạo Ấn Độ trong vấn đề này, thì nước này sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân một cách nhanh chóng.

“Những thông tin đầu tiên về vũ khí hạt nhân của Ấn Độ được biết tới là năm 1974, khi đó Ấn Độ đang tiến hành chiến dịch mang tên ‘Phật mỉm cười’. Người Hindu đã thử nghiệm một thiết bị nổ, sau đó mới biết nó có công suất từ 13 – 15 kiloton. Sau đó, Ấn Độ lại thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch với công suất lớn mà họ gọi với tên Shakti.

Cuộc thử nghiệm gần đây nhất đối với Shakti diễn ra vào năm 1998. Còn hiện nay người ta nói rằng, trong trang bị của Quân đội Ấn Độ, theo một số đánh giá, có khoảng 90 – 110 đầu đạn nhiệt hạch. Và họ sẽ tiếp tục làm những gì, thì điều này vẫn còn bí mật mà chưa được nói ra. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 với tầm bay xa khoảng 8.000km và những tàu ngầm có thể mang được các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ đang rất được quan tâm”, chuyên gia Alexei Leonkov kết luận.

Theo Politros
MỚI - NÓNG