Thu lời hàng tỷ đồng từ việc bán phôi bằng ở Bộ GD & ĐT

Thu lời hàng tỷ đồng từ việc bán phôi bằng ở Bộ GD & ĐT
TP - Chỉ làm những phép tính đơn giản cũng thấy, mỗi năm các vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT thu chênh lệch nhiều trăm triệu đồng  từ việc bán phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...

Tháng 4/2006, các cán bộ điều tra C15 làm việc với Bộ GD&ĐT để tìm hiểu việc xưởng in của cơ quan Bộ in phôi bằng.

Thu lời hàng tỷ đồng từ việc bán phôi bằng ở Bộ GD & ĐT ảnh 1

Lý do: Tại Gia Lai đã phát hiện một vụ sử dụng phôi bằng Trung học chuyên nghiệp (THCN) giả (thực chất là phôi bằng THCN thật do xưởng in của Bộ GD&ĐT làm thật nhưng chuyện học lại là giả nên thật mà thành giả).

Sau sự kiện này, nhìn vào báo cáo in các loại văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của các Vụ thuộc Bộ GD&ĐT dư luận đã đặt ra khá nhiều câu hỏi.

Theo báo cáo, chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 6/2006 có tới 70.000 phôi bằng đại học hệ chính quy và 60.000 phôi bằng đại học tại chức được in; năm 2005 - 30.000 phôi bằng cao đẳng.

Tính bình quân năm, các loại bằng đại học, cao đẳng  được in ra khoảng 350.000 phôi/năm. Riêng phôi bằng thạc sĩ năm 2003 in ra 20.000 chiếc, năm 2006 là 10.000....

Số lượng lớn hơn rất nhiều là  phôi bằng THCN với 100.000 chiếc năm 2005 và 50.000 chiếc của 6 tháng đầu năm 2006 (hệ chính quy); 40.000 chiếc năm 2005 và 40.000 chiếc nửa đầu năm 2006 (hệ tại chức). Tính bình quân các năm gần đây bằng THCN được in với khoảng 100.000-120.000 phôi/năm.

Các loại chứng chỉ ngoại ngữ (CCNN), tin học (CCTH) được in nhiều như sao: Tính trung bình mỗi năm Nhà in Bộ GD&ĐT in CCNN trình độ A: 120.000-150.000 phôi; CCNN trình độ B: 100.000-130.000 phôi; CCNN trình độ C:  40.000-60.000 phôi.

CCTH ứng dụng A:  300.000-350.000 phôi; CCTH ứng dụng B: 100.000-150.000 phôi. Nhìn chung, bình quân các loại chứng chỉ của Vụ Giáo dục Thường xuyên được in bình quân là 760.000-840.000 phôi/năm. Vụ Đại học-Sau đại học in 80.000-100.000 phôi/năm.

Điều đáng nói là giá thanh toán cho xưởng in là 1.750 đồng/phôi bằng đại học, cao đẳng (số tiền đủ để trừ tiền vật tư, công in, chế bản... và quỹ phúc lợi) nhưng Bộ lại bán cho các trường với giá 2.500 đồng/phôi; bằng thạc sĩ có giá phôi là 15.000 đồng/phôi được bán 30.000 đồng/phôi và bằng tiến sĩ  được bán với giá 130.000 đồng/phôi (trong đó phôi bằng giá 60.000 đồng và bìa bọc có giá là 70.000 đồng/ phôi); bằng THCN chỉ in với giá 1.400 đồng/phôi được bán cho các trường với giá 2.000-2.500 đồng/phôi (nhiều Sở GD-ĐT phải mua với giá 4.000 đồng/phôi).

Làm những phép tính đơn giản cũng thấy, mỗi năm các vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT thu chênh lệch nhiều trăm triệu đồng  từ việc bán phôi bằng tốt nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...

Chẳng hạn, chỉ với khoảng hơn 800.000 chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, mỗi phôi bằng  Vụ Giáo dục Thường xuyên “lời” 1.000 đồng thì số tiền đã  ngót gần tỷ đồng.

Điều đáng chú ý hơn là các con số được điều tra kể trên chỉ là của năm 2005 và nửa đầu năm 2006. Vậy việc in, bán phôi bằng đã tồn tại bao nhiêu năm qua sẽ mang lại những nguồn lợi khổng lồ.

Và số tiền trên được  chi tiêu như thế nào cần được các cơ quan chức năng làm rõ.

Vấn đề quan trọng hơn, Bộ GD&ĐT là cơ quan in và quản lý phôi bằng các loại  từ chứng chỉ A đến bằng tiến sĩ nhưng vì sao vẫn để tình trạng bằng thật hóa bằng giả; bằng thật, học giả... như  sự việc hy hữu ở Gia Lai và một vài nơi khác tương tự?

Dư luận cho rằng việc giao chỉ tiêu cho các trường đại học và việc độc quyền in, quản lý bằng của Bộ GD&ĐT là sợi dây  liên kết lớn để sinh ra nhiều tiêu cực.

Mong Bộ GD&ĐT sớm trả lời những câu hỏi trên. 

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.