Tuy nhiên số dự án giáo dục tư nhân được triển khai so với nhu cầu vẫn còn khá khiêm tốn. Đâu là những vướng mắc đang cản trở sức đầu tư trong lĩnh vực này. Cũng như giải pháp nào giúp gỡ vướng cho các nhà đầu tư? Những phân tích của bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.
Trước tiên xin cảm ơn Bà Nguyễn Kim Dung đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thời gian vừa qua nhiều cơ sở giáo dục tư thục đã được mở ra. Xin bà cho biết đâu là những điểm thu hút các nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực này
Lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực nhà nước đang khuyến khích xã hội hóa tạo ra rất nhiều cái sản phẩm phù hợp với nhu cầu lựa chọn của người dân. Với chủ trương như vậy thì lĩnh vực giáo dục có độ mở rất là lớn cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Chính vì thế mà trước đây những điều kiện, những rào cản đối với các nhà đầu tư tư nhân khá là bất cập. Và với những chủ trương mới thì chính phủ cũng đã nới rộng những điều kiện đó rất là nhiều. Đây là những điều kiện thuận lợi để mở rộng những dịch vụ công và những dịch vụ mà nhà nước chú trọng. Do đó đây chính là cơ hội để nhiều nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực giáo dục để phát triển những sản phẩm giáo dục phù hợp với mong muốn của người dân trong bối cảnh hội nhập.
Thưa bà, mặc dù chính phủ đã có những chính sách xã hội hóa giáo dục rất mạnh mẽ, nhưng có thể thấy tỷ lệ các cơ sở giáo dục tư thục so với công lập vẫn khá khiêm tốn thưa bà?
Chúng ta biết rằng là xã hội hóa về giáo dục khác hoàn toàn so với các lĩnh vực khác. Giáo dục không thể đặt nặng yếu tố thị trường. Như vậy đầu tư vào giáo dục mà các nhà đầu tư lại hướng tới chuyện kiếm lợi nhuận thì đương nhiên sẽ không thành công. Mà những nhà đầu tư tư nhân lại không kiếm được lợi nhuận thì người ta sẽ không mặn mà lắm. Đó chính là yếu tố khiến cho việc thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó xã hội hóa giáo dục đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân chứ không hoàn toàn chỉ là đầu tư công và ta hay nói đến việc hợp tác công tư. Tuy nhiên cái hợp tác công tư PPP trên thực tế thời gian qua chủ yếu thực hiện được ở lĩnh vực như đầu tư hạ tầng, điển hình là giao thông. Trong giáo dục hầu như chưa có hoạt động hợp tác công tư này. Một phần là thiếu các khuôn khổ pháp lý, nhưng phần thứ hai nữa chúng ta cũng thấy rằng là đầu tư vào giao thông thì thu hồi vốn rất nhanh nhưng nếu đầu tư vào GD thì nhà đầu tư rất e ngại về vấn đề lợi nhuận.
Có thể thấy là trong thời gian qua, nhà nước đã có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, nhưng dường như kết quá thu hút vẫn chưa được như mong đợi. Tại sao vậy thưa bà?
Những điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm rất là nhiều rồi. Tôi nhớ là các cơ sở giáo dục trước đây phải là của mình chứ không phải đi thuê như bây giờ. Rõ ràng đấy là những điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi mà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên cũng thấy rằng có những điểm trong những quy định này chưa điều chỉnh được thực tiễn. Ví dụ những quy định về trường quốc tế chưa thật sự rõ ràng. Hay những khống chế về số lượng học sinh người Việt tham gia vào học tại trường quốc tế thì cũng đang là những rào cản tạo ra những khó khăn cho các nhà đầu tư. Hoặc những quy định yêu cầu các học viên người việt phải học cả ct của Việt nam thì vô hình chung đó là những điều kiện gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực này?
Từ thực tế vướng mắc mà bà vừa chia sẻ vậy làm thế nào để có thể có được những cơ sở đào tạo có chất lượng tốt, với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân thưa bà?
Tôi cho rằng cái xã hội hóa giáo dục của chúng ta ngày nay nếu chỉ trông chờ vào tư nhân tự đứng ra đầu tư, tự đứng ra mở trường, hình thành nên các hệ thống trường tư đạt chất lượng cao thì điều đấy vô cùng khó. Vì không thể chỉ có bỏ tiền ra xây trường lên, thuê thầy về là có trường tốt ngay được. Tôi cho rằng muốn phát triển xã hội hóa GD thì ta phải làm thế nào để lôi kéo đầu tư tư nhân đầu tư vào những cơ sở GD của nhà nước để làm cho các điều kiện về học tập, về giảng dạy ở đó tốt lên. Từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo giáo dục ở đó. Và như vậy giải pháp ở đây là nên có sự hợp tác như vậy. Và có những cơ sở, những lĩnh vực ta có thể chuyển từ hoạt động công sang hoạt động tư. Ví dụ những cơ sở GD tốt có truyền thống, nhưng nguồn lực đầu tư vào không có thì ta có thể cho tư nhân đầu tư vào đó về cơ sở vật chất, về trang thiết bị. Thậm chí đầu tư trả lương cao cho những chuyên gia giỏi. Và như vậy khi chất lượng tốt lên rồi ta sẽ có cơ sở để có nguồn thu nhiều hơn từ đó hồi trả lại cho nhà đầu tư tư nhân.
Xin cảm ơn Bà!
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/
Kính mời bạn đọc theo dõi!