Tại phiên khai mạc, các đại biểu tập trung thảo luận về triển vọng kinh tế GMS và các động lực kinh tế mới. Diễn đàn cũng sẽ thảo luận và quyết định chương trình hành động phát triển kinh tế tư nhân 2018.
Với nỗ lực của các quốc gia thành viên và sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, nhiều chương trình hợp tác GMS đã được hình thành. Chuỗi giá trị GMS đang rộng mở. Một phần tư thế kỷ qua đi kể từ khi chương trình hợp tác kinh tế GMS được khởi động, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực cải cách và kỳ tích phát triển ở khu vực này. Kỳ tích quan trọng nhất, tôi nghĩ, đó là quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ, gắn liền với những thành công trong xóa đói giảm nghèo và sự phát triển bùng nổ của khu vực kinh tế tư nhân GMS 2018.
Đóng góp vào sự nghiệp phát triển này có vai trò tiên phong của Hội đồng Kinh doanh GMS (GMS-BC). Đây là một cơ chế kết nối của cộng đồng kinh doanh trong khu vực, và là một đối tác đối thoại công tư vì sự phát triển của GMS trong đó vai trò chủ thể thuộc về các phòng thương mại và công nghiệp quốc gia".
Bên cạnh những thuận lợi, ông Vũ Tiến Lộc đã chỉ ra những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt. Ông Lộc nói: "Thách thức lớn nhất của các nền kinh tế GMS về chất lượng thể chế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là phải vươn tới chuẩn mực quốc tế để có thể kết nối vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Động lực của sự phát triển trong khu vực GMS trong thời gian tới sẽ phải là tinh thần khởi nghiệp, là sự phát triển của khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, khu vực doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ..."
Với sáng kiến của Campuchia về việc thiết lập mạng lưới doanh nhân trẻ GMS, ông Lộc cho rằng, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ, và về phần mình, VCCI cũng đề xuất thành lập mạng lưới doanh nhân nữ GMS và mạng lưới khởi nghiệp GMS.
Ông Lộc cho rằng: "Tôi hy vọng cùng với những sáng kiến, chương trình, dự án để thúc đẩy kết nối khu vực, thuận lợi hóa thương mại đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững v.v... thì mạng lưới các cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhân lên sức mạnh của GMS trong những nỗ lực hội nhập và phát triển.
Chúng tôi cũng đề nghị nghiên cứu triển khai chương trình kết nối hệ thống cáp quang siêu tốc, dỡ bỏ phí điện thoại roaming, thành lập hiệp hội hợp tác xử lý các vấn đề về an ninh mạng giữa các quốc gia GMS. Sáng kiến này nếu được thực hiện, sẽ tạo một nền tảng kết nối để có thể đi tắt, đón đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế GMS".
Ông Ouder Souvannavong, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh GMS cho biết, Hội đồng kinh doanh GMS góp phần hỗ trợ sự hợp tác, đẩy mạnh sự phát triển của GMS trong hành lang kinh tế, sự đối thoại cũng như hợp tác về kinh tế của các quốc gia trong khu vực đảm bảo sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp.
Hợp tác GMS đẩy mạnh kết nối, thông qua các kế hoạch kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa hành lang kinh tế kinh doanh đẩy mạnh sự tham gia của các quốc gia. Thành viên GMS coi trọng việc thúc đẩy hơn các dự án viện trợ kỹ thuật, tạo ra sự tham gia mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp trong khu vực.