Nông dân Mỹ mỏi mòn chờ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Người nông dân Mỹ mong nhanh chóng đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung để họ yên tâm sản xuất.
Người nông dân Mỹ mong nhanh chóng đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung để họ yên tâm sản xuất.
TPO - Chị Lorenda Overman, một nông dân trồng ngô và đậu tương ở bắc Carolina, đang trong tình cảnh thua lỗ và chậm trả lương cho nhân viên kể từ cuộc chiến thương mại của Mỹ đánh thuế vào các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc. Điều này khiến cho trang trại của chị bị thua lỗ lên tới 2 triệu USD.

Nếu chính quyền ông Trump không nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, chị Overman cho biết, các hoạt động của trang trại chị sẽ lâm vào tình thế khó khăn chồng chất. Trả lời qua điện thoại, chị nói: “Chúng tôi cần sự ổn định, chúng tôi cần một số hành động và chúng tôi cần nó ngay bây giờ”.

Sự tuyệt vọng của chị cũng cho thấy mức độ khẩn cấp đang ngày càng tăng tại các trang trại trên khắp nước Mỹ đối với các cuộc đàm phán sắp tới nhằm chấm dứt các tranh chấp thương mại Mỹ- Trung vốn đang kéo nền nông nghiệp Mỹ trở lại cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1980 đến nay.

Overman cho biết: “Tôi bỏ phiếu cho ông Trump và tôi không hối tiếc vì điều đó. Tôi cảm thấy ông ấy đã xử lý một số vấn đề cần thiết, nhưng tôi thất vọng vì chúng tôi vẫn ngồi đây chờ đợi mà vẫn chưa có thỏa thuận nào”.

Hiện nay các nhà đàm phán Mỹ đang bế tắc khi họ đòi hỏi Trung Quốc thay đổi cách thức của mình khi làm ăn với Mỹ nhằm tạo điều kiện cho các công ty Mỹ thâm nhập nhiều hơn cũng như thực thi các bảo hộ sở hữu trí tuệ và chấm dứt trợ cấp công nghiệp.

9 tháng qua, trải qua rất nhiều cuộc đàm phán nhưng Mỹ- Trung vẫn chưa thống nhất được các vấn đề cốt lõi cần thiết cho một thỏa thuận nhằm mở lại thị trường quan trọng với hàng hóa của các nông trại Mỹ như đậu tương, cây lúa miến và ethanol chế từ ngô.

Năm ngoái, Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có đậu tương, lúa miến, thịt lợn. Lượng đậu tương xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm tới 90% do cuộc tranh chấp thương mại và doanh thu từ đậu tương sụt giảm khắp nơi và dẫn đến thua lỗ.

Tuần trước, ông Trump đã trì hoãn kế hoạch tăng thêm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc do tiến triển của các cuộc đàm phán gần đây.

Trồng trọt ở thế bất định

Tuần trước Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonnay Perdue cho biết, mức nợ hiện nay của các trang trại đã tăng lên rất nhanh so với những năm 1980 khi hàng ngàn hoạt động nông nghiệp sụp đổ. Các nhà sản xuất nông nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, trong khi  giá thuê đất cũng như tiền nợ mua thiết bị ngày càng tăng.

Các đơn xin phá sản theo chương 12 đã đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua đối với một số bang, trong đó có bang Midwest và Great Plains, Mặc dù giá đất nông nghiệp vẫn ổn định, lãi suất thấp được hỗ trợ.

Năm ngoái, chính quyền ông Trump đã tìm kiếm bảo hộ cho các nông dân bị tác động bởi cuộc chiến thương mại với gói hỗ trợ lên tới 12 tỷ USD. Tuy nhiên, khoản trợ cấp này sẽ không được hỗ trợ bổ sung vào năm 2019 cho dù cuộc tranh chấp vẫn tiếp diễn.

Sức ép ngày càng gia tăng đối với người nông dân Mỹ, những người phải quyết định trồng gì vào mùa xuân này mà không có đảm bảo rằng họ sẽ tiêu thụ nó đi đâu cũng như không có bất kỳ đảm bảo nào nếu họ lưạ chọn sai lầm.

Nông dân Derek Sawyer, 38 tuổi, tại Kansan cho biết: “Nếu chúng ta ra được một thỏa thuận trong 6 tháng tới, thì chúng tôi đã phải quyết định trồng tất cả ngô do không biết gì cả. Điều này có thể gây lo lắng đối với nhiều người”. Anh Sawyer cho biết thêm, số tiền nợ của anh đã lên tới hàng triệu USD. Anh cũng cho biết, các ngân hàng cho tới nay vẫn hợp tác với nông dân để tái cơ cấu lại một số khoản nợ. 

Việc trì hoãn một thỏa thuận thương mại cũng đã gây lo lăng về sự thua lỗ lâu dài trong thị phần nông nghiệp, nơi mà các nhà cung cấp khác như Argentina và Brazil sẽ thế chỗ cho các mặt hàng Mỹ đang bị bế tắc vì thuế.

Ông Bill Tentinger, 69 tuổi, người nông dân ba đời trồng ngô, đậu nành tại Le Mars, bang Iowa, cho biết sẽ phải mất một thời gian dài để họ có thể quay trở lại những thị trường này. “ Nếu chúng ta có thể thỏa hiệp được với Trung Quốc trong vòng một hoặc hai tháng nữa thì chúng tôi sẽ rất hào hứng”, ông Bill nói. Hiện ông đã vay. 500.000 USD để trồng mùa vụ năm nay.

Chris Pollack, một nông dân vắt sữa bò tại Wisconsin, cho biết, ông đã chứng kiến hàng trăm nhà sản xuất sữa đã phải ngừng hoạt động từ năm ngoái và ngành công nghiệp này ngày càng trở nên khó khăn hơn do cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.

Ông Pollack cho biết, trang trại của ông đã chịu thiệt hại do thuế quan của Mỹ áp đối với pho mai của Mỹ và các sản phẩm khác từ sữa. Điều này đã gây tổn thất ngày càng lớn khi các tranh chấp thương mại của ông Trump với Canada và Mexico.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG