Thể chế hóa quy định về phản biện xã hội

Thể chế hóa quy định về phản biện xã hội
TPO - Đổi mới các kỳ họp của ủy ban MTTQ VN các cấp, bám sát tình hình đời sống nhân dân, kịp thời phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân, giám sát việc thực hiện, trả lời cử tri của chính quyền; thể chế hóa quy định về phản biện xã hội, thành một nghị định, hoặc các văn bản dưới Luật... Đó là một trong những kiến nghị của T.Ư Đoàn để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.  

Ngày 10/9, tại Hà Nội, Đoàn Kiểm tra khảo sát của Ban Chỉ đạo Sơ kết 5 năm thi hành luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm việc với Ban Bí thư T.Ư Đoàn. Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh; Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn chủ trì.

Giám sát, phản biện xã hội ngày càng hiệu quả
Theo báo cáo sơ kết T.Ư Đoàn thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN), đại bộ phận cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân được nâng cao. Việc quan tâm chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho đoàn viên, hội viên, thanh niên được tổ chức Đoàn, Hội các cấp chú trọng.
 Công tác giám sát, phản biện xã hội ngày càng được thực hiện có hiệu quả. Năng lực tham mưu cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác thanh niên và giải quyết các vấn đề trong thanh niên được nâng lên.
 Các phong trào thi đua yêu nước do Đoàn, Hội phát động không ngừng được đổi mới. Công tác phối hợp trong giáo dục, bồi dưỡng, chăm lo và phát huy thanh niên, thực hiện nhiệm vụ công tác thanh vận được mở rộng, chặt chẽ hơn và nâng cao chất lượng.
Để nâng cao hiệu quả thi hành Luật MTTQ VN, T.Ư Đoàn kiến nghị: Cần đổi mới các kỳ họp của ủy ban MTTQ VN các cấp, bám sát tình hình đời sống nhân dân, kịp thời phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân, giám sát việc thực hiện, trả lời cử tri của chính quyền.

Cần thể chế hóa quy định về phản biện xã hội thành một nghị định, hoặc các văn bản dưới Luật để gắn trách nhiệm tiếp thu, giải trình của chính quyền với Ủy ban MTTQ VN.

Thể chế hóa quy định về phản biện xã hội ảnh 1 Tham dự buổi làm việc có đại diện các tổ chức chính trị xã hội thành viên Đoàn kiểm tra
Tại buổi làm việc, hầu hết các đại biểu đại diện các tổ chức chính trị xã hội thành viên của Đoàn kiểm tra đều nhất trí với báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật MTTQ VN của T.Ư Đoàn; đề xuất một số vấn đề T.Ư Đoàn cần quan tâm gải quyết như: công tác tập hợp thanh niên ở nông thôn, doanh nghiệp; công tác giám sát phản biện xã hội để bảo vệ thanh thiếu niên; công tác giáo dục thanh thiếu niên...
 Bà Bùi Thị Thơm - Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng việc tập hợp đoàn viên thanh niên và phát triển Đảng ở nông thôn khó khăn. Bà Thơm nói: “Tôi rất trăn trở. Đoàn hoạt động bề nổi rất tốt rồi, nhất là khối trường học và các đơn vị sự nghiệp, nhưng với doanh nghiệp và nông thôn thì còn hạn chế. Cần có biện pháp phù hợp để thu hút thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội, để phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo ly nông nhưng không ly hương”.
 Đại diện Hội Phụ nữ Việt Nam đánh giá cao công tác tuyên truyền của T.Ư Đoàn và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác, đồng thời đề nghị tổ chức Đoàn cần tăng cường giám sát luật trẻ em để không còn tình trạng lạm dụng lao động trẻ em và bạo hành…
Thể chế hóa quy định về phản biện xã hội
Phát biểu tại buổi làm việc, anh Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam phát biểu: Luật ra đời tạo khuôn khổ hành lang pháp lý quan trong cho hoạt động của các tổ chức trong đó có Đoàn Thanh niên. Có những chuyển động, thay đổi trong nhận thức, tư duy, cách thức và phương thức phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền với MTTQ VN và các tổ chức chính trị.
Thể chế hóa quy định về phản biện xã hội ảnh 2 Anh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc
 “Trước đây giám sát, phản biện xã hội là chưa có, việc đặt vấn đề phản biện cũng khác, cơ chế phối hợp giữa cấp ủy chính quyền và tổ chức xã hội chưa cao. Tuy các điều khoản quy định tương đối cụ thể và rõ ràng nhưng tổ chức thực hiện còn tùy thuộc vào nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở”, anh Tuấn chia sẻ.
 Hàng năm, giám sát phản biện xã hội thì T.Ư Đoàn đều thông qua kế hoạch, giám sát, kiểm tra; giám sát theo chương trình như cấp ủy, chính quyền đều đăng ký với MTTQ và thực hiện. Phản biện xã hội cũng vậy nếu cần đều báo cáo MTTQ thực hiện. Các nội dung khác tùy từng nội dung sẽ phân công các đơn vị thực hiện. Tuy nhiên việc thực hiện quy định phản biện xã hội còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn.
 “Đoàn TN thực hiện giám sát thì tốt rồi, nhưng còn phản biện như thế nào, phản biện cho ai, thông qua kênh nào và tiếp thu như thế nào...? Ở hầu hết các chính sách ban hành, cơ bản đều liên quan đến đối tượng thanh niên, nên nếu phản biện xong mà không được tiêp thu, có khi không được quan tâm nữa sẽ không tạo được tiếng nói của mình cũng gay”, anh Tuấn cho biết.
Thể chế hóa quy định về phản biện xã hội ảnh 3 Ông Hầu A Lềnh phát biểu kết luận buổi làm việc
 Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Hầu A Lềnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ VN cho biết, qua 5 năm thực hiện Luật MTTQ VN đã thu được những kết quả tích cực. Vị trí và vai trò của Mặt trận, các tổ chứ chính trị ngày càng được phát huy, đi vào chiều sâu, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, góp phần tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Đồng thời, ghi nhận những kết quả, đánh giá và một số kiến nghị của T.Ư Đoàn, trong đó có kiến nghị về thể chế hóa quy định về phản biện xã hội. “Phản biện xã hội được thể chế hóa thành văn bản pháp lý thì rất tốt, vì phản biện xã hội rất khó và phản biện không có tiếp thu thì vô nghĩa”, ông Lềnh nói.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.