> Nhận biết rối loạn tăng động giảm chú ý
Đây là kết luận được người đứng đầu nghiên cứu - GS về dinh dưỡng nhi khoa Kim Fleischer Michaelsen từ Trường đại học Copenhage, công bố.
Cùng với chuyên gia tâm thần nhi khoa, các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Copenhage vừa hoàn thành bản báo cáo xem xét các nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về ý nghĩa của chế độ ăn ở trẻ em và người trẻ tuổi bị tăng động giảm chú ý (ADHD). Báo cáo cho thấy có những lợi ích từ việc thay đổi chế độ ăn ở trẻ bị ADHD, nhưng những hiểu biết quan trọng về lĩnh vực này vẫn còn thiếu.
Báo cáo cho thấy không phải tất cả trẻ bị ADHD đều được lợi từ việc thay đổi chế độ ăn và vẫn có nhiều yếu tố chưa được biết.
Tine Houmann, cố vấn tại Trung tâm Tâm thần trẻ em & trẻ vị thành niên, cho biết: “Có các thể ADHD khác nhau, và rối loạn này có thể là do cả yếu tố di truyền và môi trường. Chúng ta đều biết trẻ bị ADHD phản ứng rất khác nhau với cả những thay đổi thuốc và chế độ ăn. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu xem trẻ sẽ được lợi gì từ sự thay đổi chế độ ăn, và liệu chúng ta có thể phát hiện các yếu tố di truyền hoặc môi trường dự báo rối loạn này không”.
Các chuyên gia hy vọng rằng, khi có thêm hiểu biết về vấn đề này, có thể giảm việc sử dụng thuốc và đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn đặc biệt cho trẻ.
Cần tiến hành các nghiên cứu lớn hơn về những thay đổi chế độ ăn ở trẻ bị ADHD để xem chúng có hiệu quả như thế nào và hiệu quả kéo dài trong bao lâu, và cha mẹ nên tìm hiểu lời khuyên của các chuyên gia trước khi thay đổi chế độ ăn cho trẻ.
Hoàng Thái
Theo Health24