Thành phố thông minh có “bộ não” như con người
Mọi hoạt động của thành phố thông minh “smart city” đều được tính toán, xử lý thông minh và tức thời nhờ sự hỗ trợ công nghệ. Ảnh: TNG |
“Thành phố thông minh” (smart city) đang là xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của nhiều đô thị trên thế giới bởi những ưu việt mà công nghệ mang lại cho con người. Dữ liệu được thu thập từ các thiết bị thông minh, cảm biến sẽ được phân tích và xử lý tập trung để giám sát và quản lý hệ thống giao thông, vận tải. Ví dụ đơn giản như điều chỉnh thời gian đèn đỏ đếm giờ theo mật độ xe qua lại trên ngã tư sẽ làm giảm ách tắc giao thông; tương tự với nhà máy điện, mạng lưới cấp nước, mạng lưới viễn thông... ứng dụng công nghệ “smart city” giúp giám sát, quản lý và phân phối theo nhu cầu tiêu thụ điện, nước của từng khu vực theo thời gian. Hệ thống điện trong đô thị thông minh dự đoán được lượng điện năng tiêu thụ tăng lên bao nhiêu ở khu vực cao ốc văn phòng trong giờ làm việc và giảm xuống ngoài giờ, cuối tuần. Từ đó tránh được các hiện tượng nghẽn mạng viễn thông cục bộ, mất điện do quá tải, tránh tình trạng thất thoát, cháy nổ. Với đô thị thông minh, mọi hoạt động của thành phố từ quản lý chất thải đến phát hiện tội phạm… đều được tính toán, xử lý thông minh và tức thời nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.
Chính những ưu điểm vượt trội nêu trên mà nhiều đô thị trên thế giới đang rất quan tâm, thậm chí đầu tư cho việc triển khai thành phố thông minh và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Với cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam có động lực mạnh mẽ để phát triển đô thị thông minh. Bên cạnh các dự án đang được chính quyền ở một số địa phương triển khai như: Đà Nẵng, Bình Dương, TPHCM… một số tập đoàn lớn cũng chủ động tham gia vào việc kiến tạo các đô thị thông minh với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo bà Vũ Hạnh Nga, Tư vấn trưởng trong nhiều dư án về thành phố thông minh tại nhiều quốc gia châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia… và các quốc gia khác trên thế giới: tại Việt Nam, lộ trình phát triển thành phố thông minh theo hướng lấy con người làm trung tâm đang được một số tập đoàn lớn như TNG Holdings Vietnam nghiên cứu triển khai. Đây cũng là hướng đi được lựa chọn làm nền tảng cho chương trình chuyển đổi số quốc gia.
“Bộ não” của thành phố thông minh hoạt động như thế nào?
Thành phố thông minh “smart city” tại Việt Nam. |
Theo các chuyên gia, có rất nhiều công nghệ được sử dụng trong phát triển thành phố thông minh như Big Data (thu thập và xử lý khối dữ liệu khổng lồ), IoT (mọi vật đều được kết nối với Internet từ các cảm biến, camera đến các thiết bị tự động như van, công tắc, hệ thống báo động, hệ thống phòng chống cháy nổ…). Ngoài ra, còn có sự tham gia của các công nghệ nền tảng khác như 5G, AI (trí tuệ nhân tạo)... Mọi hoạt động của thành phố vận hành gần như tự động dưới sự điều khiển của “bộ não”. “Bộ não” của thành phố thông minh chính là giải pháp công nghệ kết nối tất cả các dữ liệu với nhau và các phương pháp tính toán để đưa ra giải pháp xử lý tối ưu nhất trong từng tình huống. Thành phố thông minh còn có tính năng tự sửa chữa, khi cảm biến hoặc hệ thống nào không hoạt động ổn định thì bộ não sẽ phát hiện ra bởi các thông số từ hệ thống lỗi bị lệch với các hệ thống xung quanh.
Ngay từ khâu quy hoạch, “bộ não” sẽ được sử dụng để tích hợp với cơ sở dữ liệu của các cơ quan chức năng về đất đai, sông ngòi; nắm bắt các chỉ số về môi trường. Từ đó bố trí không gian thiết kế, bố trí các lớp công năng phù hợp từ đường giao thông, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, cáp viễn thông, điện lực… Tiếp đến, ở khâu thiết kế, “bộ não” sẽ đưa ra các thông số gợi ý chiều cao phù hợp, hệ thống thông gió, chiếu sáng, bố trí không gian, cảnh quan… Khi đã có một “bộ não” thông minh thì việc tích hợp các thành phần thông minh khác như giao thông thông minh, lưới điện thông minh, chiếu sáng thông minh… chỉ còn là việc “cắm và chạy”.
Được biết, để phát triển những “bộ não” thông minh cho các dự án bất động sản, Tập đoàn TNG Holdings Vietnam đã đầu tư nguồn nhân lực hùng hậu, có nghiệp vụ chuyên môn cao về công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc triển khai dự án. Đồng thời, Tập đoàn cũng chi hàng chục tỷ đồng để sở hữu giải pháp FM (Facility Management) – giải pháp hàng đầu về phát triển thành phố thông minh được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới triển khai.
Hy vọng, với sự tham gia chủ động từ các Tập đoàn lớn về bất động sản, người dân sẽ sớm được trải nghiệm các dự án thành phố thông minh tại Việt Nam.
Đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn TNG Holdings Vietnam kết hợp với TNTech chính thức khởi động dự án “Quản lý và kinh doanh bất động sản” (Facility Management - FM) - dự án chiến lược trong lộ trình chuyển đổi số của Tập đoàn.
Chi tiết xem tại https://tng-holdings.vn/